Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Bệnh viêm bàng quang là gì? nguyên nhân triệu chứng cách chữa

Bệnh viêm bàng quang là gì? nguyên nhân triệu chứng cách chữa
Điểm trung bình: 8.7 / 10 (17 lượt đánh giá)

Bệnh viêm bàng quang là gì? còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu, thường do vi khuẩn gây ra. Viêm bàng quang không chỉ gây đau và khó chịu mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm trùng lan đến thận.

Hãy cùng các chuyên gia phòng khám Thái Hà tìm hiểu bệnh viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm bàng quang trong bài viết dưới đây.

Viêm bàng quang là gì

Bệnh viêm bàng quang là gì

Viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm, sưng đau tại bàng quang, thường do vi khuẩn gây ra. Trong đó, vi khuẩn đường ruột E.coli là tác nhân chủ yếu.

Những đối tượng có thói quen nhịn tiểu, không bảo đảm vấn đề vệ sinh cá nhân, quan hệ tình dục không an toàn, từng mắc viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa… có nguy cơ viêm bàng quang cao hơn so với bình thường.

Hai dạng viêm bàng quang:

Viêm bàng quang cấp tính: Giai đoạn đầu của viêm bàng quang với các triệu chứng khá rõ ràng, nghiêm trọng, xuất hiện đột ngột khiến bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe nhanh chóng.

Viêm bàng quang mãn tính: Viêm bàng quang nếu không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, sẽ chuyển sang giai đoạn viêm bàng quang mãn tính với các triệu chứng không còn rõ ràng như trước, nhưng kéo dài dai dẳng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Triệu chứng viêm bàng quang

Bàng quang là cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu của cơ thể, chứa và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Viêm bàng quang trực tiếp gây ra các vấn đề về tiểu tiện:

  • Tiểu tiện bất thường: Cảm giác muốn tiểu nhiều (tiểu gấp), lượng nước tiểu nhỏ giọt, dòng nước tiểu nóng, tiểu buốt hay tiểu về đêm…

  • Nước tiểu đục hoặc có mùi mạnh: Nước tiểu người bình thường có màu trong, hơi ngả vàng nhưng nước tiểu của người viêm bàng quang đục, có mùi mạnh.

  • Tiểu máu: Là triệu chứng của viêm bàng quang điển hình, xảy ra do bàng quang bị tổn thương, xuất huyết, máu theo đường tiểu ra ngoài, dẫn đến tiểu ra máu và mủ.

  • Vùng sương chậu khó chịu

  • Áp lực hoặc đau tức ở vùng bụng dưới mà không rõ nguyên nhân.

  • Triệu chứng toàn thân là cơ thể bệnh nhân sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn…

Lưu ý: Viêm bàng quang ở trẻ nhỏ khiến trẻ thường xuyên đái dầm cả ban đêm và ban ngày, ít một lần mỗi tuần...

Nguyên nhân gây viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang có thể là biến chứng của một bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa nhưng cũng có thể xảy ra do phản ứng của các loại thuốc, liệu pháp bức xạ, chất kích thích...

Một số nguyên nhân gây viêm bàng quang bao gồm:

Thói quen sinh hoạt không khoa học: Thường xuyên nhịn tiểu, sử dụng nước vệ sinh không bảo đảm, thói quen vệ sinh vùng kín qua loa…

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục phóng khoáng với nhiều bạn tình, không dùng bao cao su hoặc quan hệ tình dục thô bạo… là nguyên nhân gây ra vô số các căn bệnh nguy hiểm, các tác nhân này sẽ tấn công vào bàng quang, gây ra viêm nhiễm.

Hệ thống miễn dịch suy giảm: Người đang trong quá trình điều trị ung thư, mắc bệnh HIV/AIDS, lao phổi… có hệ miễn dịch suy giảm, gây ra viêm bàng quang.

Bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa: Phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì cũng dễ biến chứng sang viêm bàng quang.

Các nguyên nhân sinh lý khác: Phản ứng với một số loại thuốc, liệu pháp bức xạ hoặc một số tác nhân gây kích thích như dung dịch vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng, hoặc phải dùng ống thông đường tiểu lâu dài, hóa trị và xạ trị…

Chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang hiệu quả

Chẩn đoán viêm bàng quang

Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng viêm bàng quang cùng tiền sử bệnh tật để chỉ định các xét nghiệm sau:

Phân tích nước tiểu, máu và mủ có trong nước tiểu nhằm xác định vi khuẩn gây viêm.

Soi bàng quang: Sử dụng ống ánh sáng và camera thông qua niệu đạo, vào bàng quang để xác định mức độ tổn thương của bàng quang.

Hình ảnh: Chụp x quang hoặc siêu âm để loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm bàng quang như khối u hoặc cấu trúc bàng quang bất thường.

Điều trị viêm bàng quang cần căn cứ vào nguyên nhân cơ bản:

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn:

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn được tiến hành bằng thuốc kháng sinh. Liều lượng kháng sinh phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể và các vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu.

Thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần, các triệu chứng viêm bàng quang sẽ cải thiện đáng kể trong vòng một ngày sau khi dùng thuốc.

Nếu viêm bàng quang tái phát, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh dài hơn hoặc tiến hành đánh giá lại những bất thường về tiết niệu gây ra nhiễm trùng.

Điều trị viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là trường hợp viêm bàng quang không xác định nguyên nhân gây viêm. Cách điều trị duy là phối hợp điều trị trong mọi trường hợp, dùng thuốc và can thiệp ngoại khoa:

  • Thuốc uống hoặc đưa trực tiếp vào bàng quang.
  • Thủ tục thao tác bàng quang hoặc phẫu thuật nếu cần thiết để cải thiện triệu chứng.
  • Biện pháp vật lý trị liệu, sử dụng xung điện nhẹ để giảm đau vùng chậu, giảm tần số tiết niệu.

Điều trị viêm bàng quang không truyền nhiễm

Nếu viêm bàng quang do mẫn cảm với hóa chất như xà phòng, chất diệt tinh trùng thì cần phải ngưng sử dụng các sản phẩm này.

Nếu hóa trị và xạ trị ung thư gây ra viêm bàng quang thì việc điều trị tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng viêm bàng quang như đau. Viêm bàng quang tự khỏi nếu hóa chất, hóa trị gây ra viêm bàng quang kết thúc.

Phòng ngừa và khắc phục viêm bàng quang

Khắc phục các triệu chứng viêm bàng quang bằng cách:

Chườm nóng vùng bụng để giảm thiểu áp lực lên bàng quang, điều trị triệu chứng đau.

Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, nước giải khát có caffein, nước cam và các thực phẩm giàu gia vị… vì làm tăng nhu cầu đi tiểu hoặc khẩn cấp để đi tiểu.

Tắm bồn ấm từ 15-20 phút, giúp thư giãn cơ thể, giảm thiểu triệu chứng đau và khắc phục triệu chứng viêm bàng quang hiệu quả.

Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước nhưng hạn chế các chất kích thích như cà phê, nước uống có gas, nước uống có cồn…

Tăng cường ăn các thực phẩm có tính mát, lợi tiểu như dưa hấu, lê, ốc, ngô, đậu xanh, hành củ… hạn chế đồ ăn cay nóng, chất axit như nước chanh… vì có thể khiến cho nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Lưu ý: Bệnh nhân bị sốt cao kèm theo các triệu chứng bất thường như mạch đập nhanh, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, tụt huyết áp thì nên đến ngay bác sĩ khám.

Phòng chống viêm bàng quang hiệu quả như thế nào?

Uống nhiều chất lỏng, thường xuyên đi tiểu và không nhịn tiểu để làm sạch đường tiểu, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ tại bàng quang.

Vệ sinh từ trước ra sau hậu môn, giúp ngăn cản các vi khuẩn từ hậu môn lây lan và xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo.

Tắm vòi sen thay vì tắm bồn.

Rửa sạch vùng da xung quanh âm đạo và hậu môn bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp, tránh sử dụng xà phòng quá mạnh mẽ, gây kích thích da nhạy cảm vùng hậu môn.

Làm rỗng bàng quang sau khi giao hợp càng sớm càng tốt, uống nước lọc để đào thải các vi khuẩn tích tụ lại trong bàng quang.

Không sử dụng các hóa chất như thuốc xịt khử mùi, thuốc diệt tinh trùng hoặc các sản phẩm xịt phụ nữ ở vùng sinh dục vì có thể gây kích thích niệu đạo hoặc bàng quang.

Phải làm gì khi bị viêm bàng quang

Để làm giảm các triệu chứng trên, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ để được tư vấn trực tiếp hoặc nếu bạn chưa thể sắp xếp được thời gian gặp bác sỹ thì bạn cũng có thể thực hiện các cách sau đây để làm giảm triệu chứng của bệnh. Cụ thể là

  • Trong khoảng 20 phút bạn uống nửa lít nước sau đó uống tiếp khoảng ¼ lít đến khi bạn đi tiểu được một khối lượng lớn nước tiểu.
  • Bạn cũng có thể đặt một chai nước nóng ở lưng và một chai khác ở giữa hai chân.
  • Bạn cũng có thể uống một thìa cà phê Citravescent hoặc 1 thìa canh bicarbonate of soda (có thể mua ở hiệu thuốc) trong nước cứ mỗi giờ liên tiếp trong 3 tiếng đầu và ba lần một ngày sau đó.
  • Trong trường hợp bạn bị đau nhức thì bạn có thể dùng paracetamol hay aspirine.

Những cách trên đây chỉ có tác dụng là giảm được triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị được triệt để bệnh và bạn cần sắp xếp thời gian càng sớm càng tốt đến các địa chỉ y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sỹ chuyên khoa phòng khám Thái Hà về thắc mắc của bạn là bệnh viêm bàng quang là gì? Cũng như câu hỏi có phải bạn bị viêm bàng quang không?. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin trên, bạn cũng có thể đến với phòng khám đa khoa Thái Hà tại 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể gọi đến đường dây nóng của phòng khám theo số 0366.880.866 để được tư vấn miễn phí.

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám