Viêm phụ khoa là gì
Viêm phụ khoa không phải là tên gọi của một bệnh cụ thể đây là một cách gọi chung để chỉ những bệnh viem nhiễm ở âm đạo, âm hộ, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng. Viêm tiết niệu cũng có thể coi là viêm phụ khoa, bên cạnh đó viêm vùng chậu cũng có liên quan đến tử cung.
Các bệnh viêm phụ khoa thường gặp
Viêm âm đạo
Khi chị em bị viêm âm đạo có thể là do những nguyên nhân như bị kí sinh trùng, do nấm hoặc do tạp khuẩn và mỗi một nguyên nhân gây bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:
- Khi chị em bị viêm âm đạo do tạp khuẩn sẽ có các biểu hiện là niêm mạc âm đạo hơi đỏ, khí hư có màu trắng hoặc có thể hơi vàng, đôi khi khí hư có thể đặc như mủ.
- Viêm âm đạo do nấm: Khí hư có đặc điểm bất thường như có ánh trắng, đặc như bột, ngứa âm hộ và âm đạo có màu đỏ tím.
- Khi bị viêm âm đạo do kí sinh trùng chị em sẽ có những biểu hiện là khí hư có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo của chị em bị viêm đỏ, âm hộ bị ngữa trước, trong và sau khi có kinh.
Nếu chị em thấy mình có những triệu chứng trên, chị em hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sỹ khám, chuẩn đoán, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp .
Viêm tử cung
Viêm tử cung là một bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở những chị em phụ nữ sau khi sinh, phá thai, sảy thai, hút điều hòa kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra viêm tử cung là do quá trình vô trùng của các dụng cụ trong phòng y tế không đảm bảo được điều kiện vô trùng, thao tác nạo hút thai không đảm bảo được yêu cầu,…
Những biểu hiện khi bị viêm tử cung là: người bệnh chán ăn, mệt mỏi, có thể bị sốt cao, đau bụng dưới, dịch ra nhiều và có mùi hôi khó chịu. Khí hư ra nhiều bất thường kèm theo mùi khó chịu có khi bị lẫn máu. Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần được theo dõi và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Biểu hiện khi chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung là khí hư xuất hiện kèm theo mùi khó chịu, chị em còn bị đau bụng dưới, sau khi giao hợp có thể bị xuất huyết. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng trên là: do bị viêm hoặc rách cổ tử cung, do nạo hút thai nhiều lần dẫn đến các lớp mô bên trong cổ tử cung bị hủy hoại.
Nếu chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung mà không được điều trị có thể dẫn đến viêm cổ tử cung, đặc biệt là có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Viêm phần phụ
Phần phụ của chị em phụ nữ gồm có ống dẫn trứng, buồng trứng. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phần phụ là do bị viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo dẫn đến lây lan sang phần phụ vì các bộ phận sinh dục ở nữ giới thường có liên quan đến nhau.
Biểu hiện khi bị viêm phần phụ là chị em thường bị đau ở phần bụng dưới, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu và một số chị em có thể bị sốt cao.
Xói mòn cổ tử cung
Xói mòn cổ tử cung thực chất là bệnh viêm cổ tử cung mãn tính, những triệu chứng điển hình của bệnh xói mòn cổ tử cung là khí hư ra nhiều, màu sắc của khí hư có sự thay đổi bất thường là từ trong suốt sẽ biến thành màu trắng hoặc hơi vàng, khí hư có mủ hoặc có thể bị dính máu kèm theo mùi khó chịu. Nguyên nhân của những triệu chứng trên là do bị nhiễm nấm khuẩn và khi quan hệ tình dục bị tổn thương,…
Cách phòng tránh viêm phụ khoa
Ở phần tiếp theo này chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những lưu ý để giúp bạn phòng tránh bệnh viêm phụ khoa, bên cạnh đó là những yếu tố giúp bạn tăng sức đề kháng với bệnh
- Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh lây nhiễm. Có thể bổ sung thêm các viên uống chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tắm rửa cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh vùng kín thường xuyên đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh, không thụt rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, dịu nhẹ nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn từ 3,8-4,5 để các vi khuẩn có hại không có điều kiện phát triển mạnh và chung sống hòa bình với các vi khuẩn có lợi.
- Không dùng xà bông và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không mặc quần lót và áo quần quá chật, hạn chế tối đa quần lót ẩm ướt. Đối với áo quần lót tốt bạn nên giặt riêng để tránh không bị lây nhiễm bệnh từ người khác nhé.
- Lựa chọn vải quần lót từ chất liệu cotton 100% và thay thường xuyên trong ngày;
- Đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt, phải thay băng vệ sinh thường xuyên, ít là 4 tiếng một lần và phải sử dụng băng vệ sinh đạt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng;
- Dọn dẹp nhà tắm và nhà vệ sinh sạch sẽ để tránh bị lây nhiễm từ môi trường này;
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục;
- Không nên tắm rửa, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh;
- Luôn giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ và phải đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường như ngứa, rát, có mùi hôi,… để kịp thời chữa trị.
- Định kỳ 3 tháng bạn nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh và chữa trị tận gốc ngay sau đó.