Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm , có thể đe dọa đến tính mạng con người. Bệnh giang mai còn có khả năng lây lan nhanh, là nỗi ám ảnh không chỉ của người bệnh mà còn cả của cộng đồng và toàn xã hội. Việc tìm hiểu bệnh giang mai là gì nguyên nhân gây bệnh giang mai, triệu chứng bệnh giang mai và cách chữa trị giang mai có vai trò quan trọng trong công tác đẩy lùi căn bệnh xã hội nguy hiểm này.

  • Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu thường khó nhận biết nên quá trình điều trị giang mai thường gặp rất nhiều khó khăn. Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi nghờ mắc bệnh thì cần nhanh chóng đến các địa chỉ khám chữa bệnh giang mai sớm .

Dưới đây, các chuyên gia phòng khám đa khoa Thái Hà xin chia sẻ với các bạn tất cả những kiến thức cần biết về bệnh giang mai.

Bệnh giang mai là gì

Bệnh giang mai (syphilis) được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum. Xoắn khuẩn giang mai rất nguy hiểm, có khả năng xâm nhập và tấn công vào các cơ quan, bộ phận quan trọng trong cơ thể con người, gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe và tính mạng.

Bệnh giang mai có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến người già. Tuy nhiên, bệnh tập trung ở những người trong độ tuổi sinh sản, đã từng tiến hành quan hệ tình dục. Do con đường lây truyền bệnh giang mai chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn nên những người có nhiều bạn tình, thường quan hệ với gái mại dâm… có nguy cơ mắc bệnh cao .

https://phongkhamphukhoathaiha.webflow.io/posts/benh-giang-mai

https://suckhoe24gio.webflow.io/posts/benh-giang-mai-la-gi

Các con đường lây truyền bệnh giang mai rất phong phú và đa dạng:

Quan hệ tình dục không an toàn

  • Là nguyên nhân chính gây bệnh giang mai cho 90% bệnh nhân mắc phải. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục như quan hệ sinh dục thông thường, quan hệ bằng miệng và quan hệ bằng hậu môn đều có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nam và nữ giới thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm, người đồng tính và người lưỡng tính … có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao .

Nguyên nhân gián tiếp gây bệnh giang mai

  • Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại ở môi trường ngoài lên tới vài tiếng đồng hồ. Do đó, nếu bạn sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, đồ lót hoặc bàn chải đánh răng … với người mắc bệnh giang mai thì dễ dính phải dịch nhầy, máu mủ chứa mầm bệnh và nhiễm bệnh.
  • Ngoài ra, việc bạn có tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, bú ngực… với bệnh nhân mắc giang mai thì cũng có thể tạo điều kiện cho xoăn khuẩn giang mai xâm nhập qua các vết thương hở ngoài da vào cơ thể và gây bệnh.
  • Giang mai lây truyền qua các tiếp xúc gián tiếp thường hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra.

Con đường lây truyền giang mai từ mẹ sang con

Mẹ mang thai bị bệnh giang mai sẽ phải đối diện với nhiều mối nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi ngay từ trong bụng.

Trường hợp thai nhi ra đời thì dễ mắc phải giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ. Con bị giang mai bẩm sinh bị ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

Truyền máu cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh giang mai

  • Người nhiễm giang mai mà vô tình không biết, đi truyền máu thì người nhận máu cũng dễ bị nhiễm giang mai.
  • Tuy nhiên, đây là trường hợp nhiễm giang mai hiếm gặp do hầu hết các tình nguyện viện trước khi truyền máu đều được kiểm tra các vấn đề về sức khỏe, bảo đảm nguồn máu an toàn trước khi cho máu.

Tư vấn Thái Hà

Giải đáp miễn phí với BS. CK1 Nguyễn Duy Mến ĐT: 0366.880.866. Ưu đãi gói khám tổng quát Nam Khoa - Phụ khoa giảm từ 950k xuống 320k - Cho 10 bệnh nhân đăng kí sớm trong ngày. TẠI ĐÂY

Triệu chứng bệnh giang mai rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các vấn đề ngoài da thông thường nên thường khiến cho người bệnh chủ quan.

Khi xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân, xoắn khuẩn giang mai tấn công và phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Triệu chứng của bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn:

Triệu chứng bệnh giang mai

Triệu chứng giang mai giai đoạn 1

Sau khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể bệnh nhân có biểu hiện giang mai giai đoạn 1 như sau:

Xuất hiện các săng giang mai ở vị trí có tiếp xúc đầu tiên với xoắn khuẩn giang mai, có thể là hai môi lớn, bé, âm đạo, cổ tử cung, … ở nữ giới; quy đầu, rãnh quy đầu, đầu dương vật hoặc trực tràng… miệng hoặc xung quanh vùng miệng nếu bệnh nhân có tiếp xúc quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh, lỗ hậu môn nếu bệnh nhân quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Các săng này là một dạng viêm loét có đặc điểm nông, hình tròn hoặc bầu dục với kích thước từ 0,3 đến 3cm, viền nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không mủ, đáy vết loét thâm cứng.

Các săng tồn tại trong vòng 3-6 tuần rồi sẽ biến mất mà không để lại sẹo. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị nổi hạch ở hai bên vùng bẹn, cứng và không đau…

Triệu chứng giang mai giai đoạn 1 sẽ hoàn toàn biến mất sau một thời gian khiến người bệnh lầm trưởng là bệnh đã khỏi nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể và không thể biến mất nếu không được điều trị.

Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn 2

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của giang mai bắt đầu từ 4-10 tuần sau giai đoạn 1, giang mai gây ra các tổn thương toàn thân trên cơ thể bệnh nhân:

Các nốt ban đối xứng, màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, không nổi cao trên bề mặt da, ấn vào thì mất đi, không đau, không ngứa … làm nhiều người lầm tưởng mình bị phát ban.

Nốt ban tập trung chủ yếu ở tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, lòng bàn chân,… Các triệu chứng giang mai khác kèm theo như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, nổi hạch, rụng tóc,…

Cũng giống như giai đoạn 1, các biểu hiện của giang mai giai đoạn hai xuất hiện trong một thời gian ngắn từ vài tuần đến một tháng và tự động biến mất mà không cần can thiệp, khiến nhiều người chủ quan và bỏ qua mà không chịu đi khám bác sĩ.

Triệu chứng giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Ở giai đoạn tiềm ẩn, xoắn khuẩn giang mai không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác. Người bệnh khó có thể phát hiện mình mắc bệnh trong giai đoạn này.

Giai đoạn tiềm ẩn của giang mai có thể kéo dài từ vài năm cho đến vài chục năm, được chia thành hai loại:

Giang mai tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2, người bệnh có thể tái phát các triệu chứng của bệnh giang mai trong giai đoạn này.

Giang mai tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2, người bệnh không có triệu chứng và ít có khả năng lây lan như giang mai tiềm ẩn sớm.

Biểu hiện của giang mai giai đoạn cuối

Giang mai giai đoạn cuối xảy ra sau từ 3-15 năm kể từ khi các triệu chứng của giang mai giai đoạn 1 xuất hiện, được chia thành ba hình thức khác nhau:

  • Giang mai thần kinh (6,5%): Xảy ra sau từ 4-25 năm nhiễm bệnh, có liên quan trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh nhân bị viêm màng não, tổn thương não khu trú hoặc thoái hóa não. Triệu chứng giang mai thần kinh là rối loạn ý thức, động kinh, ảo giác bất thường và đột quỵ…
  • Giang mai tim mạch (10%): Xảy ra sau từ 10-30 năm kể từ khi nhiễm bệnh, biến chứng thường gặp là phình mạch.
  • Củ giang mai (15%): Củ giang mai hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận hoặc hơi ngả tím, kích thước bằng hạt nhô, ranh giới rõ ràng, rắn và chắc.

Tổn kết: Giang mai gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân, bao gồm cả hệ xương khớp, hệ thần kinh trung ương và các bộ phận quan trọng như mắt, gan, tim và phổi…

Người bệnh có thể bại liệt hoặc thậm chí là tử vong nếu không được điều trị. Điều trị giang mai giai đoạn cuối thường gặp nhiều khó khăn, những tổn thương giang mai đã gây ra cho cơ thể bệnh nhân hầu như không thể cữu vãn.

Tư vấn Thái Hà

Giải đáp miễn phí với BS. CK1 Nguyễn Duy Mến ĐT: 0366.880.866. Ưu đãi gói khám tổng quát Nam Khoa - Phụ khoa giảm từ 950k xuống 320k - Cho 10 bệnh nhân đăng kí sớm trong ngày. TẠI ĐÂY

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, chỉ đứng sau căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS do nó có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Mối nguy hiểm của bệnh giang mai bao gồm:

Bệnh giang mai gây ảnh hưởng đến tâm lý

Bệnh nhân mắc bệnh xã hội nói chung, giang mai nói riêng đều phải chịu đựng những triệu chứng giang mai khó chịu trong thời gian dài, lâu dần sẽ hình thành sự khủng hoảng trong tâm lý, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

Giang mai gây hại về sức khỏe

Bệnh giang mai nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh trung ương, hệ xương khớp, tim, phổi… Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến mắt: Đồng tử nhỏ hẹp, mất phản xạ ánh sáng, phần cơ mắt tê bì, thần kinh thị giác bị tổn thương…
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Cổ họng và thanh quản khó nuốt, hô hấp khó khăn, đau bụng, lồng ngực co thắt, bài tiết khó khăn…
  • Ảnh hưởng hệ xương khớp: Cấu trúc xương bị tổn hại, bị thoát vị, dễ gẫy xương…
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ quan sinh sục sẽ khiến cho chức năng hệ thống sinh dục bị giảm dần, làm rối loạn quá trình rụng trứng…các bộ phận của cơ quan sinh sản mất đi chức năng bình thường nên dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Mối nguy hại của bệnh giang mai đối với phụ nữ mang thai

Giang mai có thể khiến cho phụ nữ mang thai bị sảy thai, đẻ non, thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc chết ngay sau khi sinh … Cụ thể:

  • Sẩy thai: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào nhau thai, làm viêm nhiễm các động mạch nhỏ, khiến các tổ chức mô của nhau thai hoại tử, thai không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng nên dễ bị sảy thai.
  • Thai chết lưu: Trường hợp thai nhi bị nhiễm trùng giang mai nặng, thường xảy ra khi thai phụ đến thời điểm sắp sinh, trước sinh vài ngày hoặc chết ngay sau khi sinh…
  • Con sinh ra bị nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh từ mẹ sẽ không thể phát triển bình thường. Các vấn đề thường gặp là viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não, u não … thậm chí là tử vong trước khi biết đi.
  • Trường hợp trẻ có thể sống đến 2 tuổi được gọi là bẩm sinh giang mai giai đoạn trễ, thì phần đông phải chịu các dị tật vĩnh viễn như điếc, sụp xương sống mũi, biến dạng răng…

Chú ý: Bệnh giang mai có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương lớn cho sức khỏe người bệnh. Do đó, khi bệnh nhân phát hiện các triệu chứng bệnh giang mai cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám phụ khoa và điều trị kịp thời.

Tư vấn Thái Hà

Giải đáp miễn phí với BS. CK1 Nguyễn Duy Mến ĐT: 0366.880.866. Ưu đãi gói khám tổng quát Nam Khoa - Phụ khoa giảm từ 950k xuống 320k - Cho 10 bệnh nhân đăng kí sớm trong ngày. TẠI ĐÂY

Hiện nay, y học đã tìm ra kháng sinh đặc trị xoắn khuẩn giang mai, bệnh giang mai không còn là loại bệnh khó chữa của nhân loại. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh giang mai hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nhiễm bệnh giang mai, các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai.

Theo đó, bệnh phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, khả năng chữa khỏi càng cao, ngăn chặn được các biến chứng giang mai.

Chẩn đoán bệnh giang mai được tiến hành như thế nào?

Việc chẩn đoán giang mai phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn phát triển của bệnh giang mai:

Chẩn đoán giang mai giai đoạn sớm

Giai đoạn này, cơ thể chưa tạo ra kháng thể nên không thể kiểm tra huyết thanh mà giang mai lại không thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo nên không thể lấy dịch giang mai để nuôi cấy.

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy các vết trợt, vết loét giang mai có thể là dịch âm đạo ở phụ nữ và dịch niệu đạo ở nam giới có nghi ngờ là do giang mai gây ra để soi trên kính hiển vi, tìm ra xoắn khuẩn giang mai.

Chẩn đoán giang mai giai đoạn muộn

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của giang mai nên nó được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh.

Bác sĩ sẽ xét nghiệm các chỉ số RPR (VDRL) và TPHA: RPR (+) và TPHA(+) thì khả năng mắc giang mai là rất cao. Nếu bệnh nhân nghi ngờ kết quả chẩn đoán có thể làm thêm xét nghiệm FTA-ABS .

Quá trình điều trị giang mai

Điều trị giang mai chủ yếu được tiến hành bằng thuốc kháng sinh, dưới dạng thuốc tiêm và thuốc uống. Để ngăn chặn trường hợp xoắn khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc điều trị giang mai về liều lượng cũng như cách dùng thuốc.

Phác đồ điều trị giang mai khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh giang mai:

  • Phác đồ điều trị giang mai sớm trong những năm đầu: Bao gồm giang mai thời kỳ thứ , năm đầu giang mai thời kỳ thứ hai và giang mai kín sớm.
  • Phác đồ điều trị giang mai muộn: Bao gồm giang mai đã tiến triển trên 1 năm và giang mai kín muộn.

Trong quá trình chữa bệnh giang mai, người bệnh cần lưu ý những thông tin sau:

  • Điều trị sớm, uống đúng thuốc, đủ liều và theo đúng thời gian quy định.
  • Kết hợp điều trị cho cả vợ hoặc chồng của người bệnh.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị để tránh tái nhiễm qua lại.
  • Theo dõi và tái khám định kỳ sau khi kết thúc quá trình chữa bệnh giang mai để khẳng định bệnh đã khỏi.

Giang mai được điều trị bằng thuốc kháng sinh, có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu điều trị giang mai ngay trong những giai đoạn đầu. Do đó, nếu bạn đang có nghi ngờ mắc bệnh giang mai, hoặc không biết mình có khả năng bị bệnh giang mai hay không, hãy nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giúp đỡ.

Tư vấn Thái Hà

Giải đáp miễn phí với BS. CK1 Nguyễn Duy Mến ĐT: 0366.880.866. Ưu đãi gói khám tổng quát Nam Khoa - Phụ khoa giảm từ 950k xuống 320k - Cho 10 bệnh nhân đăng kí sớm trong ngày. TẠI ĐÂY

Phòng bệnh giang mai là điều cần thiết, ngay cả sau khi bệnh nhân đã được điều trị khỏi giang mai. Theo đó, bệnh nhân cần phải:

  • Thực hiện lối sống chung thủy một vợ một chồng, chỉ quan hệ với người đã biết rõ tiền sử bệnh tật, không mắc bệnh lây truyền.
  • Đối với thai phụ mang thai, cần tiến hành tầm soát giang mai trước khi có ý định mang thai, kiểm tra các phản ứng huyết thanh cho tất cả các phụ nữ mang thai.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt và làm việc lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần.
  • Bệnh sùi mào gà nguyên nhân triệu chứng cách chữa
  • Bệnh lậu là gì: nguyên nhân triệu chứng cách chữa

Hi vọng với những chia sẻ về bệnh giang mai là gì nguyên nhân gây bệnh giang mai, triệu chứng bệnh giang mai và cách chữa trị giang mai trên đây đã giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác về bệnh giang mai, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà Đống Đa, Hà Nội để được giúp đỡ.

Mọi thắc mắc về bệnh giang mai, bạn chỉ cần nhấp chuột vào khung chát bác sĩ tư vấn dưới đây sẽ được các chuyên gia giải đáp trực tuyến ngay lập tức:

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám