Bệnh trĩ là gì
Bệnh trĩ (còn gọi là lòi dom theo dân gian) là căn bệnh phổ biến chiếm khoảng 60% dân số. Bệnh trĩ hình thành do dãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở mô quanh hậu môn - trực tràng gây viêm sưng và xuất huyết. Người bệnh lúc đầu chỉ có cảm giác ngứa rát hậu môn, về sau sẽ đi ngoài ra máu và sa búi trĩ... Những người dễ bị mắc bệnh trĩ là người bị táo bón kinh niên, phụ nữ mang thai, dân văn phòng, người khuân vác, người phải đứng quá nhiều....
Bênh trĩ bao gồm 2 loại: trĩ nội và trĩ ngoại
Trĩ nội: Búi trĩ hình thành bên trong trực tràng và không thể cảm nhận được bằng tay hay bằng mắt thường. Trĩ nội thường không gây đau đớn cho người bị mắc phải. Trĩ nội có thể sa ra ngoài hậu môn với những trường hợp nặng.
Trĩ ngoại: Là tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị căng quá mức, hình thành búi trĩ bên ngoài hậu môn, gây cho người bệnh nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Dấu hiệu của bệnh trĩ
Dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ chính là chảy máu không đau. Ban đầu khi đi cầu, người bệnh sẽ thấy trong phân dính máu tươi, hoặc máu chảy theo tia xuống bồn cầu.
Đối với trĩ nội, thì dấu hiệu còn có thể là sa trĩ ra ngoài. Khi búi trĩ đã phát triển và khi đi cầu bạn dùng quá nhiều áp lực để rặn thì búi trĩ sẽ nhanh chóng bị sa ra ngoài. Tuy nhiên nó có 3 mức độ :
- Búi trĩ sa ra ngoài và tự thụt vào trong hậu môn được mà không cần tác động bằng tay.
- Búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để làm cho búi trĩ thụt vào trong.
- Búi trĩ sa ra ngoài và không thể thụt vào trong được ngay cả khi dùng tay đẩy vào.
Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ gây cho bệnh nhân những đau đớn, đứng ngồi không yên, thậm chí gây tắc hậu môn.
Với trĩ ngoại, thì bên ngoài hậu môn xuất hiện búi trĩ nhìn giống cục máu đông. Điều này rất dễ phát hiện. Và nó gây đau đớn hơn so với trĩ nội, cơn đau được tăng lên khi ngồi hoặc đi đại tiện.
Ngoài ra, bệnh trĩ còn có dấu hiệu ngứa rát vùng hậu môn.
Nguyên nhân của bệnh trĩ
Nguyên nhân của bệnh trĩ được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tất cả những tác động nào gây áp lực lên tĩnh mạch tại trực tràng và hậu môn cũng đều là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ đặc biệt là táo bón và tiêu chảy.
- Chế độ ăn uống không cân bằng: ăn quá ít chất xơ, uống quá ít nước, ăn nhiều chất cay nóng, chất kích thích dẫn đến táo bón, người bị táo bón thường xuyên phải rặn, tạo áp lực lên tĩnh mạch.
- Người ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu đều tạo áp lực cho tĩnh mạch.
- Ngồi quá lâu trong quá trình đi cầu.
- Người mang thai sẽ dễ tạo sự chèn ép lên tĩnh mạch.
- Mang vác các vật nặng quá nhiều.
- Người bị béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao vì cân nặng của cơ thể tạo áp lực lên tĩnh mạch phần hậu môn và trực tràng.
- Do tuổi tác: người già hay mắc bệnh trĩ nhiều hơn những người trẻ.
Điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh cần được có những biện pháp khắc phục kịp thời và triệt để để không còn là nỗi lo sợ của người mắc phải.
Điều trị bằng thuốc
Không nên gãi vào hậu môn, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại vùng hậu môn, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Một số thuốc kháng viêm, thuốc nhuận tràng để giảm táo bón, thuốc chống co thắt. Để đảm bảo sử dụng đúng cách, bạn nên đọc kỹ thuốc trước khi sử dụng
Đối với bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, đặc biệt là trĩ nội, thì bạn hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian đơn giản mà hiệu quả. Sau đây là một vài phương pháp tiêu biểu:
Chữa trị bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có thể ăn sống trong thực đơn hàng ngày, hoặc xay lấy nước uống, phần còn lại là bã thì dùng băng gạc để đặt vào búi trĩ. Giúp chữa trị trĩ hiệu quả.