Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Đại tiện khó là hiện tượng đi đại tiện khó khăn dù đi phân lỏng hay phân rắn, luôn có cảm giác như đại tiện đi không hết, khi đại tiện phải dùng sức để rặn, có cảm giác như trực tràng bị phình to ra, có khi phải dùng tay để đại tiện. Đại tiện khó chỉ là một triệu chứng, không phải là một bệnh lý.

Bình thường 1 ngày đi đại tiện một lần, tuy nhiên có người phải 2 ngày đến 3 ngày mới đi đại tiện một lần, nhưng nếu đại tiện không có hiện tượng gì bất thường thì vẫn là đại tiện hoàn toàn bình thường, đại tiện ít chỉ là do thói quen. Còn nếu số lần đại tiện ít hơn, hoặc có những triệu chứng đại tiện khó khăn, phân bị khô, vón cục, khi đại tiện phải dùng sức…thì thuộc loại loại đại tiện không bình thường, cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám.

  • Đại tiện khó do thói quen ăn uống: Nếu ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng…sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón, từ đó gây ra triệu chứng đại tiện khó.
  • Đại tiện khó do các bệnh lý về đường ruột: Nếu mắc các bệnh lý về đường ruột như bệnh u xơ ruột, dính ruột, nứt kẽ hậu môn, trĩ…thì cũng sẽ dẫn đến chứng đại tiện khó.
  • Đại tiện khó do thiếu yếu tố tạo cảm giác muốn đi đại tiện như bị yếu cơ bụng, cơ trơn ruột bị yếu, cơ ruột thẳng bị yếu…cùng gây ra tình trạng đại tiện khó.
  • Đại tiện khó do tác dụng phụ của thuốc: Nếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh, các thuốc có chứa thành phần canxi và nhôm…có thể thể dẫn đến chứng táo bón gây nên tình trạng đại tiện khó.
  • Đại tiện khó do các chứng bệnh khác: Những người bị suy giảm chức năng tuyến giáp, bị trầm cảm, bị mắc chứng rối loạn thần kinh…đều có thể phát sinh kèm theo chứng táo bón, gây khó khăn khi đại tiện.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, khoai lang, bột mì thô, ngô… để bổ sung chất xơ cho cơ thể nhằm kích thích và thúc đẩy nhu động đường ruột.
  • Uống nhiều nước: Nên uống 1 cốc nước to, ấm hoặc 1cốc nước pha mật ong để làm tăng nhu động của đường ruột, thúc đẩy việc đi đại tiện. Cần uống đủ 10 cốc nước mỗi ngày, nên uống đều đặn, dàn trải trong ngày, không nên uống nhiều một lúc hoặc đợi đến khi khát nước mới uống nước.
  • Tập thói quen đại tiện vào 1 giờ định. Không nhịn đại tiện, ngay cả khi không có dấu hiệu buồn đi đại tiện cũng nên đi đại tiện theo đúng giờ đã định để hình thành phản xạ có điều kiện cho việc đi đại tiện đúng giờ. Tốt là hình thành thói quen đại tiện vào buổi sáng.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao: đặc biệt là tập các bài tập dành cho vùng bụng sẽ giúp tăng sức dẻo dai cho cơ bụng và thúc đẩy nhu động ruột cải thiện việc đi đại tiện, nên thường xuyên masage vùng bụng để kích thích nhu động ruột.
  • Duy trì tâm trạng lạc quan: Tinh thần lo lắng, căng thẳng có thể dẫn đến đại tiện khó hoặc càng làm cho bệnh nặng thêm. Do đó phải thường xuyên duy trì tâm trạng vui vẻ, không nên tức giận hay nổi nóng.

Thông tin chia sẻ về đại tiện khó là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh đại tiện khó của các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám đa khoa Thái Hà nhằm giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng đại tiện khó, từ đó có biện pháp phòng ngừa kịp thời để bảo vệ sức khỏe của mình. Nếu như còn có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ trực tiếp đến số 0365.116.117 để được tư vấn trực tiếp.

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám