Đại tiện ra máu là gì
Đại tiện ra máu là hiện tượng hậu môn người bệnh chảy máu khi đi cầu, máu thỉnh thoảng bị thấm vào giấy vệ sinh, hoặc có thể nhỏ từng giọt hay chảy thành tia khi đi cầu.
Đại tiện ra máu không phải là bệnh lý mà thường là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nam nữ, già hay trẻ.
Nguyên nhân gây đại tiện ra máu
Máu lẫn trong phân chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương ở một chỗ nào đó. Căn cứ vào lượng máu chảy nhiều hay ít, màu sắc máu chảy đen hay đỏ… mà có thể chẩn đoán về nguyên nhân và tính chất đại tiện ra máu như sau:
-
Bệnh trĩ: Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Ban đầu, máu chảy ít và không thường xuyên, bệnh nhân chỉ thấy một ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu nhưng về sau này, máu có thể nhỏ từng giọt hoặc chảy thành tia mỗi khi đại tiện. Đồng thời, vùng da hậu môn bệnh nhân ẩm ướt, sa búi trĩ hậu môn, đau rát và ngứa ngáy khi đi đại tiện…
-
Viêm loét đại tràng: Bệnh thường gặp ở những người từ 16 đến 25, bệnh nhân đại tiện ra máu không nhiều, có kèm với dịch nhầy và cảm giác đau bụng, cơ thể mệt mỏi, giảm cân…
-
Táo bón: Phân rắn và cứng khiến bệnh nhân phải rặn mỗi khi đại tiện, thành niêm mạc trực tràng bị ma sát, căng dãn hết mức nên dẫn đến chảy máu…
-
Nứt kẽ hậu môn: Đại tiện ra máu ít, màu đỏ sẫm, cảm giác đau rát như dao cứa mỗi khi phân đi qua ống hậu môn. Một số trường hợp bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, bệnh không gây ra đau đớn khó chịu gì.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đại tiện ra máu. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên chủ quan khi thấy máu lẫn trong phân hay một ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu…
Phòng ngừa đại tiện ra máu
Để tránh mắc phải đại tiện ra máu và các bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn trực tràng như trên thì bệnh nhân nên tập thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
-
Thói quen ăn uống và sinh hoạt được khuyến khích
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể, tránh được tình trạng táo bón, cùng bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn, là nguyên nhân chủ yếu gây ra đại tiện ra máu.
Uống ít 1,5-2 lít nước, chia thành 8-10 cốc nước một ngày, ưu tiên nước canh và nước hoa quả.
Vận động thường xuyên ít 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể lưu thông máu huyết, giảm áp lực cho hậu môn trực tràng.
Xây dựng thói quen đại tiện khoa học, đại tiện mỗi ngày một lần vào một giờ định, tốt là buổi sáng; vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đại tiện.
-
Những điều không nên làm khi đại tiện ra máu
Không đứng lâu, ngồi xổm hay rặn mỗi khi đại tiện do sẽ gia tăng nguy cơ mắc trĩ, nứt kẽ hậu môn…
Hạn chế đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như tiêu, ớt, bia, rượu… vì chúng sẽ gây táo bón và đại tiện ra máu.
Bệnh nhân gặp hiện tượng đại tiện ra máu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn trực tràng.
Người bệnh tuyệt đối không nên tùy tiện điều trị đại tiện ra máu ở nhà vì có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, trong đó có liên quan đến chứng máu khó đông, bệnh máu trắng... Một số trường hợp bệnh nhân buộc phải tiến hành phẫu thuật nếu bị trĩ nặng hoặc polyp hậu môn. Do đó, chuyên gia phòng khám trĩ khuyên bạn không nên chủ quan, khi thấy xuất hiện các triệu chứng đại tiện ra máu nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số cách giúp điều trị đại tiện ra máu tại nhà:
-
Xoa bụng 100 vòng theo chiều kim đồng hồ rồi quay ngược lại, tiến hành đều đặn vào mỗi sáng hoặc mỗi tối trước khi đi ngủ.
-
Tập thót đít từ 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần tầm 30-50 cái.
-
Lấy lá ngải dại giã nát đắp vào hậu môn thì có thể giúp đại tiện ra máu thuyên giảm.
Nếu đại tiện ra máu không hết, bạn có thể qua phòng khám Thái Hà thăm khám trực tiếp, tránh tình trạng tự chữa bằng các phương pháp lưu truyền trên internet.