Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Bệnh trĩ nội là do các đám rối tĩnh mạch nằm phía trong hậu môn, trên đường lược bị phồng lên. Thông thường, máu ở các tĩnh mạch hậu môn sẽ từ trực tràng chảy về tim. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau mà dòng chảy bị ngăn chặn, khiến phần hậu môn trực tràng tích tụ máu, các búi trĩ hậu môn bị tăng sinh, căng lên và sa xuống, hình thành nên các búi trĩ.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ nội là do hiện tượng táo bón, kiết lị mãn tính dẫn đến. Một phần nguyên nhân bệnh trĩ nội cũng là do chị em mang thai hay bị mắc các bệnh hậu môn trực tràng sẵn có trước đó.

Ngoài ra, bệnh cũng tập trung ở một số người do đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động gây nên.

Về lâm sàng, bệnh trĩ nội có hai loại cơ bản sau:

  • Bệnh trĩ nội do u tĩnh mạch: Búi trĩ nội hình thành do đám rối tĩnh mạch bị sưng phồng, bên trong có chứa các cục máu đông. Búi trĩ này có bề mặt niêm mạc tương đối dày, màu mận chín, thường không gây chảy máu.

  • Trĩ nội do sưng dạng sợi: Xuất hiện khi các búi trĩ nội đã sa ra ngoài nhiều lần, ma sát với các tổ chức bên ngoài nên tăng sinh. Bề mặt búi trĩ bị biến dạng, hình sợi cứng, màu sắc trắng nhạt, khó chảy máu.

Về mức độ phát triển, trĩ nội được chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ xuất hiện ở trong lòng hậu môn, khó phát hiện, bệnh nhân chỉ thấy máu chảy mỗi khi đi cầu.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ nội bên trong hậu môn đã có thể sa ra ngoài hậu môn và tự động co lại được.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn, không chỉ mỗi lúc đi cầu mà cả mỗi khi đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, ho hay hắt xì hơi. Bệnh nhân phải dùng tay đẩy búi trĩ mới có thể tụt lại vào bên trong hậu môn.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài hậu môn không thể tụt lại vào trong ngay cả đã dùng tay đẩy. Các búi trĩ phát triển to và lớn, đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc và nghẹt, thậm chí là hoại tử búi trĩ.

Ở giai đoạn đầu:

  • Bệnh nhân thấy các biểu hiện rõ rệt, có thể quan sát thành mắt thường như máu chảy thành giọt hoặc thành tia mỗi khi đại tiện.

  • Bệnh nhân khi thăm khám nội soi thấy niêm mạc xuất hiện cái bướu mềm, màu đỏ, bề mặt mỏng, không dày. Do có kích thước nhỏ nên bướu này (búi trĩ nội) chưa bị sa ra ngoài.

  • Mỗi lần đi đại tiện, bướu này rất dễ bị cọ rách, gây ra chảy máu. Phân bệnh nhân dính máu đỏ tươi.

Bệnh trĩ nội giai đoạn sau:

  • Máu chảy khi đi đại tiện với số lượng nhiều, có thể nhỏ thành từng giọt.

  • Hậu môn bệnh nhân bị sưng và đau, muốn đại tiện nhưng luôn cảm giác đại tiện không hết.

  • Búi trĩ hậu môn đã phát triển to hơn, có thể sa ra ngoài nhưng rồi lại tụt lại vào bên trong hậu môn.

  • Khi bác sĩ soi niêm mạc hậu môn sẽ thấy búi trĩ màu mận kèm theo dịch nhầy, kích thước phát triển lớn hơn.

Bệnh trĩ nội giai đoạn cuối

  • Các búi trĩ nội gia tăng về kích thước, niêm mạc trĩ dày hơn và chuyển màu đỏ thẫm, bề mặt thô ráp. Búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi người bệnh dùng lực mạnh đại tiện, ngồi xổm hoặc đi lại nhiều,… không tự động co lên mà người bệnh phải dùng tay đẩy.

  • Sự phát triển về kích thước của búi trĩ đe dọa đến cơ co thắt hậu môn, cơ thắt bi co giật và chèn ép, búi trĩ tự máu và sưng phồng, các cục máu đông có thể hoại tử, sa và nghẹt trĩ nội…

  • Giai đoạn này, bệnh nhân bị đau đớn cực điểm, đi tiểu khó, chảy máu không dứt, thối búi trĩ… thiếu máu và ngất xỉu bất cứ lúc nào.

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám