Apxe hậu môn là bệnh khá nguy hiểm và cần điều trị sớm. Bệnh apxe hậu môn xảy ra khi có sự nhiễm trùng, có mũ ở các mô mềm xung quanh ống hậu môn. Bệnh không những gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Apxe hậu môn là bệnh thường gặp và khá nguy hiểm ở vùng hậu môn trực tràng, xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
- Bệnh apxe hậu môn còn nguy hiểm gấp bội khi bệnh thường đi cùng với các bệnh lý khác ở vùng hậu môn như bệnh trĩ (lòi rom), nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng.... Bởi vì, vùng hậu môn là vùng đào thải chất cặn bã nên tập trung rất nhiều vi khuẩn gây hại nên nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp bệnh sẽ kéo dài.
Bệnh apxe hậu môn được chia thành 5 loại chính:
-
Apxe niêm mạc hậu môn
-
Apxe hố ngồi trực tràng
-
Apxe chậu hông trực tràng
-
Apxe giữa các lớp cơ
-
Apxe dưới da
Nguyên nhân bị bệnh apxe hậu môn?
Hiện tượng apxe hậu môn xảy ra do một số nguyên nhân thường gặp như sự viêm nhiễm do các bệnh tại khu vực hậu môn - đại tràng gây ra điển hình là bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn… Hoặc biến chứng do quá trình phẫu thuật vùng hậu môn cũng là một nguyên nhân khá phổ biến, bởi lẽ vùng hậu môn tập trung rất nhiều vi khuẩn gây hại nên dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Cụ thể như sau:
-
Hậu môn bị viêm nhiễm: Bênh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng, đái tháo đường, thiếu máu, bệnh máu trắng, … đều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn và dẫn đến apxe hậu môn. Vi khuẩn gây viêm nhiễm chủ yêu là lị, khuẩn lao, liên cầu, tụ cầu …
-
Quá trình điều trị bệnh lý: Bệnh nhân trải qua các cuộc phẫu thuật hậu môn trực tràng, tiểu phẫu niệu đạo, phẫu thuật tầng sinh môn sau sinh đẻ … nếu bác sĩ thực hiện thủ thuật thiếu tay nghề hoặc bệnh nhân không chăm sóc và bảo vệ tốt sau khi thực hiện thủ thuật sẽ dễ gây nhiễm khuẩn cho hậu môn, dẫn đến apxe hậu môn.
-
Thuốc: Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào mà không được kê đơn, đặc biệt là thuốc điều trị trực tràng. Loại thuốc này có tính kích ứng cao, dễ gây ra áp xe hậu môn.
-
Các nguyên nhân khác gây apxe hậu môn: Táo bón, dị vật hậu môn trực tràng, hệ miễn dịch kém …
Triệu chứng bệnh apxe hậu môn
Biểu hiện của bệnh apxe hậu môn khá giống với một số triệu chứng của các bệnh lý hậu môn khác điển hình là người bệnh cảm thấy đau và ngứa hậu môn - trực tràng, tiếp sau đó là cảm giác chảy mũ….. Các triệu chứng apxe hậu môn khiến người bệnh rất đau đớn khi ngồi hoặc đi lại, đặc biệt là khi đi đại tiện. Tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, bí bách ở hậu môn làm ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống, bệnh nhân không thể tập trung vào học tập và làm việc, làm giảm chất lượng sống.
-
Cảm giác đau: Đau là triệu chứng bệnh apxe hậu môn điển hình. Cơn đau rát xuất hiện thường trực, ngay cả lúc bệnh nhân đi đại tiện, đứng hoặc ngồi lâu. Hậu môn sưng tấy, khó chịu là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.
-
Ngứa: Hậu môn bị lở loét, nhiễm trùng, chảy mủ gây kích ứng cho lớp da niêm mạc hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. Cùng với cảm giác ngứa, niêm mạc hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt.
-
Chảy mủ: Mủ chảy ra ở các ổ apxe, có màu vàng đặc, kèm theo mùi hôi khó chịu. Khi các ổ apxe sưng thì mủ chảy ít, ổ apxe vỡ ra thì mủ chảy nhiều hơn
-
Các triệu chứng apxe hậu môn khác: Sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, kém ăn, kém ngủ, môi khô nứt nẻ …
-
Khám và điều trị dứt điểm các bệnh táo bón, thiếu máu, đái tháo đường hay một số bệnh khác dẫn tới apxe hậu môn.
-
Ngoài ra, các triệu chứng apxe hậu môn toàn thân như sốt nhẹ, thân nhiệt bất thường, cảm giác khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên … xuất hiện khiến cho sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm.
Apxe hậu môn có nguy hiểm không?
Apxe hậu môn không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời vì có thể gây nhiễm trùng đường máu.
Chuyên gia cho biết, apxe hậu môn là một bệnh lý nguy hiểm bởi:
-
Các ổ apxe hậu môn có thể vỡ ra, chảy mủ, gây đau đớn và viêm nhiễm hậu môn, rất khó điều trị.
-
Apxe hậu môn làm gia tăng nguy cơ viêm nang lông quanh hậu môn.
-
Là nguyên nhân gây ra rò hậu môn, dẫn đến hiện tượng rò rỉ phân qua lỗ rò, đường rò; hậu môn bốc mùi hôi thối.
Lời khuyên của các chuyên gia: Khi phát hiện những biểu hiện của apxe hậu môn, người bệnh cần đi thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe người bệnh và mức độ nghiêm trọng của apxe hậu môn để đưa ra phương pháp điều trị apxe hậu môn thích hợp.
Cách điều trị apxe hậu môn
Cách điều trị apxe hậu môn phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý. Như vậy, thường phải điều trị kết hợp apxe hậu môn với một số bệnh lý đã gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số hướng điều trị chính.
1. Dùng thuốc điều trị apxe hậu môn
Bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh phù hợp nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây ra các ổ apxe, thuốc chống viêm loét và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau cũng được kê đơn nếu bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu.
2. Chữa apxe hậu môn bằng phương pháp HCPT
HCPT được đánh giá là phương pháp hiện đại, tiên tiến, mang lại hiệu quả chữa trị apxe hậu môn khả quan hiện nay.
Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để rửa sạch mủ trong các ổ apxe. Sau đó, sử dụng điện kẹp HCPT, dao điện HCPT tác động trực tiếp lên các ổ apxe hậu môn khiến cho tổn thương co lại.
Điều trị apxe hậu môn bằng HCPT cho hiệu quả nhanh chóng, đơn giản, bệnh khỏi triệt để mà không tái phát. Người bệnh không cần phải nằm viện, cũng không phải chăm sóc và kiêng cữ quá nhiều sau khi thực hiện thủ thuật.
Bạn muốn tìm hiểu về phương pháp HCPT để điều trị apxe hậu môn, bạn hãy nhấp chuột vào “Bác sĩ tư vấn” dưới đây, sẽ được sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia.
3. Phẫu thuật chữa trị apxe hậu môn
Apxe hậu môn bị vỡ, tụ mủ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nên hầu hết người bệnh bị apxe hậu môn đều phải làm phẫu thuật dẫn lưu mủ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được uống thuốc giảm đau trong những ngày đầu, thuốc kháng sinh kéo dài để phòng ngừa viêm nhiễm.
Để giảm các triệu chứng khó chịu của apxe hậu môn trong thời gian này, bệnh nhân có thể ngâm vùng hậu môn trong nước ấm, tắm 3 đến 4 lần mỗi ngày. Cuối cùng, bệnh nhân nhớ quay lại phòng khám tái khám để đánh giá hiệu quả điều trị.
Cách phòng tránh apxe hậu môn
Phòng ngừa apxe hậu môn bao giờ cũng hiệu quả hơn việc có bệnh rồi mới chữa. Theo đó, chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân cần điều chỉnh các nguyên nhân gây ra bệnh như sau:
-
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.
-
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều chất xơ có trong rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
-
Hạn chế các thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá …
-
Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường lưu thông khí huyết, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và giảm áp lực của cơ vòng hậu môn.
-
Rèn luyện thói quen đi đại tiện bằng cách xoa tay vòng theo khung đại tràng vào một giờ cố định, không nên nhịn đi đại tiện.