Tìm hiểu về bệnh Herpes môi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng,cách chữa phòng tránh biến chứng. Xin mời bạn đọc hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Thái Hà theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh Herpes môi là gì
Herpes môi là một trong các bệnh xã hội tình trạng xuất hiện những nốt mụn rộp xung quanh miệng và môi gây sưng đau, tấy đỏ, cản trở đến việc ăn uống, giao tiếp hàng ngày.
Các nốt mụn này sau khi xuất hiện vài ngày sẽ bị vỡ, chảy dịch, khô và đóng vảy. Sau khoảng 2 tuần, các vết mụn này sẽ lành.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh Herpes ở môi là do virus HSV (herpes simplex virus) và chủ yếu là chủng virus HSV1. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở sau đó lan rộng ra những vùng da xung quanh khi bị chảy dịch mủ.
Việc tiếp xúc gián tiếp với vết mụn rộp hay dùng chung bát, đũa, thìa, khăn mặt, khăn tắm, dao cạo, tiếp xúc với nước bọt, ôm hôn cũng khiến lây bệnh dễ dàng.
Triệu chứng bệnh Herpes
Do xuất hiện các vết mụn rộp tại miệng và môi nên bệnh Herpes sinh dục rất dễ nhận biết. Một số triệu chứng của Herpes sinh dục như sau:
-
Xuất hiện vết mụn rộp quanh miệng, môi.
-
Đau họng, nói khó khăn.
-
Trẻ nhỏ thường bị chảy nhiều nước dãi trước khi bị mụn rộp.
-
Sau khi bị vỡ, nốt mụn sẽ chảy dịch trong làm lây lan sang những vùng da xung quanh và biến mất sau vài ngày.
-
Nốt mụn khi vỡ ra sẽ gây đau đớn, xót, là khi ăn uống.
-
Gây hơi thở có mùi.
-
Sưng hạch, đau hạch ở cổ.
-
Sốt nhẹ, cản trở đến quá trình sinh hoạt, làm việc.
-
Bệnh Herpes sinh dục ở môi rất dễ tái phát và các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với lần đầu.
Ai sẽ bị nguy hiểm nếu mắc Herpes môi
Bệnh Herpes ở miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng lứa tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chứa virus HSV trong cơ thể nhưng không có biểu hiện bệnh cho đến khi gặp xúc tác.
Ở những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh và điều trị khó khăn hơn.
Ở trẻ nhỏ, bệnh Herpes ở môi thường xảy ra ở độ tuổi từ 1 – 3 tuổi.
Khám và xét nghiệm bệnh Herpes môi ở đâu an toàn tại Hà Nội
Để thăm khám bệnh Herpes bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tổng thể và thực hiện các câu hỏi để chắc chắn bạn đã từng có tiền sử mắc bệnh hay tiếp xúc với nguồn bệnh hay chưa.
Nếu người bệnh không có các triệu chứng rõ ràng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Herpes để chắc chắn về tình trạng bệnh bằng cách lấy dịch mụn đem đi xét nghiệm.
Để điều trị bệnh Herpes môi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh, thuốc bôi để ngăn chặn không cho virus phát triển mạnh hơn cũng như làm lành các vết thương hở.
Điều trị bệnh Herpes môi
Virus HSV hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Các nốt mụn sẽ tự biến mất sau một thời gian xuất hiện. Nói cách khác, các biện pháp chữa trị bệnh hầu như chỉ có tác dụng làm giảm những triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh không tái phát.
-
Thuốc uống kháng sinh ít có tác dụng khi mụn đã sưng to.
-
Các loại thuốc mỡ dùng để bôi trực tiếp lên các nốt mụn để làm giảm đau đớn, ngứa ngáy, nhanh khô vết thương hở.
Người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa nam khoa để được kê loại thuốc phù hợp. Không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh chuyển biến phức tạp hơn.
Một số biện pháp điều trị khác
Mụn rộp sinh dục khi bị lở loét sẽ gây nhiều đau đớn, khó chịu. Nếu bị ở trẻ nhỏ, bé sẽ quấy khóc, kém ăn, sốt. Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, người bệnh cần kết hợp với thói quen sống khoa học mới có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.
Điều trị bổ sung
Khi mắc Herpes ở miệng người bệnh nên bổ sung thêm vitamin C, lysine và chanh bạc hà thông qua các loại thuốc uống, thuốc bôi hay kem bôi tại chỗ để phục hồi nhanh chóng những tổn thương ngoài da.
Sử dụng kem bôi chứa kẽm oxit cũng khiến vết thương hạn chế tái phát.
Điều trị tại nhà
Để điều trị bệnh Herpes sinh dục tại nhà, người bệnh cũng có thể thực hiện theo những cách sau:
-
Dùng khăn ướt đặt lên những vết loét mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút.
-
Súc miệng bằng banking soda để được giảm đau họng, hôi miệng.
-
Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa tính axit như cam, chanh, quýt, cà chua...
-
Nếu bị mắc Herpes ở môi thì không nên hôn, thơm người khác vì có thể gây lây bệnh.
-
Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người khác...
-
Nên dùng kem chống nắng cho môi thường xuyên, tránh để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.
Phòng tránh bệnh Herpes ở môi ở trẻ nhỏ người bệnh nên thực hiện theo những lưu ý sau:
-
Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng nước rửa tay có tính kháng khuẩn.
-
Không để trẻ đưa đồ chơi vào miệng.
-
Sau khi trẻ chơi đồ chơi, cha mẹ cần rửa sạch lại đồ chơi.
-
Nếu các vết mụn bị vỡ và lở loét, nên giữ trẻ ở nhà đến khi các vết mụn đóng vảy khô lại.
-
Không để trẻ hôn nhau hay dây nước nhãi vì sẽ rất khó kiểm soát bệnh.
-
Sử dụng tăm bông hay găng tay dùng một lần để bôi thuốc lên các vết lở loét .