Bệnh rò hậu môn phần lớn xảy ra với người lớn tuổi, tuy nhiên trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải. Các bậc phụ huynh thường có tâm lý lo lắng khi bé yêu của mình bị rò hậu môn vì sẽ khiến bé quấy khóc và bị ốm. Đây cũng là câu hỏi của chị Hậu đã gửi đến phòng khám Thái Hà:
"Bé nhà em được gần 2 tháng tuổi và hiện có một cái nhọt to ở gần hậu môn, đã được gần 1 tuần rồi. Mỗi lần động vào là bé khóc ré lên, rất đáng thương. Em có lên mạng tìm hiểu thì được biết có thể bé đã bị rò hậu môn. Em không biết phải làm sao, mong bác sĩ giúp đỡ? Em xin cám ơn rất nhiều." (Chị Nguyễn Thị Hậu, 22 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)
Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh không hề hiếm gặp. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên việc điều trị rò hậu môn không hề dễ dàng. Điều quan trọng là cần phải phòng ngừa và phát hiện rò hậu môn càng sớm càng tốt.
Biểu hiện nhận biết rò hậu môn ở trẻ sơ sinh:
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh:
-
Xung quanh hậu môn của trẻ sẽ xuất hiện những khối sưng, cứng; có thể chảy nước vàng hoặc chảy mủ…
-
Khối sưng cứng có thể liền lại sau một thời gian nhưng lại mưng mủ và vỡ ra nhiều lần, có hiện tượng phân rỉ qua lỗ rò.
-
Trẻ đau đớn, quấy khóc thường xuyên, đặc biệt là trẻ sẽ khóc ré lên mỗi khi động vào khối sưng cứng.
Bệnh rò hậu môn ở trẻ em có biểu hiện rất rõ ràng. Do đó, cha mẹ của trẻ nên trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này, cần phát hiện và điều trị sớm bệnh rò hậu môn, phòng ngừa biến chứng ung thư hậu môn sau này.
Điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Cha mẹ của trẻ tuyệt đối không nên tùy tiện điều trị cho trẻ tại nhà, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Thông thường, điều trị rò hậu môn cần phải phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy hết mủ và mô viêm ở hậu môn. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ đe dọa nhiều rủi ro và rò hậu môn rất dễ tái lại. Do đó, bác sĩ mổ phải là những người giỏi, nhiều kinh nghiệm mới bảo đảm an toàn và rò hậu môn không có khả năng tái phát.
Theo lời khuyên của các chuyên gia: trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật. Bác sĩ chủ yếu sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh trước, cha mẹ chịu khó vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, sử dụng thuốc sát trùng pha loãng để bé tự khỏi. Trong trường hợp bé lớn hẳn, từ 3 đến 4 tuổi mà không khỏi hẳn thì mẹ có thể đưa bé đến thực hiện phẫu thuật.
Mọi thắc mắc nào khác cần tư vấn, mẹ của bé có thể gọi điện đến số 0365.116.117 – 0365 116 117 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội để được giúp đỡ.