Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Những điều cần biết về bệnh dị tật thai nhi

Những điều cần biết về bệnh dị tật thai nhi
Điểm trung bình: 8.8 / 10 (12 lượt đánh giá)

Con cái được sinh ra khỏe mạnh là điều bất kì bậc cha mẹ nào đều mong muốn. Nhưng các trường hợp thai nhi bị dị tật hiện nay không phải là ít. Để bảo vệ bé yêu khỏi các dị tật bẩm sinh, mẹ bầu nên trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về bệnh dị tật thai nhi để có cách phòng tránh phù hợp và kịp thời.

tìm hiểu về bệnh dị tật thai nhi

Tìm hiểu về vấn đề dị tật ở thai nhi - ( Ảnh minh họa )

Tìm hiểu về bệnh dị tật thai nhi

Bệnh dị tật thai nhi là gì ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tư vấn sức khỏe cho biết ,trong quá trình mang thai vì một số lý do định từ người mẹ tác động xấu khiến các nhiễm sắc thể của bào thai biến đổi gây ra các dấu khác thường ở thai nhi như: bệnh tim, biến dạng tứ chi, chậm phát triển… những hiện tượng đó gọi chung là dị tật thai nhi.

Theo một số thống kê gần đây cho thấy trong gần 6 triệu người khuyết tật tại Việt Nam thì có đến hơn 34% là do dị tật bẩm sinh gây ra, một con số đáng báo động và là hồi chuông cảnh báo cho các mẹ bầu.

Dị tật thai nhi thường để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho bản thân các bé khi được sinh ra và cả gia đình. Chính vì vậy, trước khi quá muộn các mẹ nên sớm tìm hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh để đảm bảo sự khỏe mạnh cho bé.

Tư vấn Thái Hà

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Dị tật thai nhi thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Do di truyền : Đây là nguyên nhân gây dị tật thai nhi phổ biến , những gia đình có tiền sử về khuyết tật bẩm sinh, dị dạng thì nguy cơ di truyền cho thai nhi là rất cao. Những dị tật phổ biến do di truyền thường thấy là tim bẩm sinh, các bệnh về đường máu .

Do mẹ bầu mắc bệnh khi mang thai : Các bệnh lý mà mẹ bầu mắc phải sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi. Một số bệnh như đái tháo đường, viêm thận do các vi khuẩn viêm nhiễm gây ra làm biến dổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở ADN gây ra các dị tật.

Do thói quen không tốt của mẹ bầu :

  • Uống rượu bia, hút thuốc lá : các chất độc hại có chứa trong thuốc lá và rượu có thể gây dị tật ở các chức năng trí tuệ và hành vi, có thể khiến bào thai bị chết lưu hoặc sinh non. Hiện nay, chưa có một có giới hạn an toàn nào cho việc tiêu thụ chất cồn đối với bà bầu, vì vậy để tránh các bất thường ở thai nhi tốt bạn nên nói không với rượu và thức uống chứa cồn.
  • Ăn cay thường xuyên : gia vị cay giúp kích thích ăn uống khiến ngon miệng hơn. Tuy nhiên, các chất cay không tốt cho thai nhi có thể gây dị tật, sảy thai hoặc sinh non.
  • Uống thuốc sai chỉ dẫn : để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và tốt , trong thai kì các bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, canxi… Một số người chủ quan và uống thuốc bừa bãi là nguyên nhân gây dị tật thai nhi.

Làm việc trong môi trường độc hại: thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại , tiếp xúc với các chất hóa học cũng là nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật .

Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy thì chuẩn xác ?

Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy

Các bà mẹ nên xét nghiệm sớm để phát hiện ra thai nhi có bị dị tật hay không

Sớm phát hiện thai nhi bị dị tật để có những cách khắc phục. Vậy xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy thì chính xác ? Theo các bác sĩ chuyên khoa, những thời điểm “vàng” để phát hiện thường là :

Thai nhi từ 12 đến 14 tuần tuổi : đây là thời điểm giúp tính tuổi thai cực kì chính xác và có thể sớm phát hiện những điểm lạ trong nhiễm sắc thể gây các dị tật cho thai nhi như bệnh Down, dị tật tứ chi, bệnh tim…

Thai nhi từ 21 – 24 tuần tuổi : hầu hết các bất thường ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch có thể phát hiện ở giai đoạn này nếu sức khỏe của thai phụ bình thường kết hợp với bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao và máy móc hiện đại. Đây là thời điểm xét nghiệm dị tật thai nhi cực kì quan trọng vì việc đình chỉ thai sản chỉ được tiến hành khi bào thai dưới 28 tuần tuổi. Giai đoạn này chỉ có thể phát hiện bất thường về mặt hình thái chứ không thể nhận biết các khác lạ về chức năng.

Thai nhi 30 – 32 tuần tuổi : xét nghiệm bệnh dị tật thai nhi ở giai đoạn này sẽ giúp phát hiện các bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não bộ. Đây cũng là giai đoạn giúp mẹ bầu phát hiện các bất thường trong tử cung, thai nhi phát triển chậm dẫn đến tình trạng sinh non hoặc ngạt khí.

Để đảm bảo bào thai phát triển bình thường các mẹ nên khám thai định kì, tối thiểu là 3 lần trên để biết được trạng thái của thai nhi ra sao, tránh đến khi quá muộn mới phát hiện các dị tật gây ra gánh nặng về tinh thần và sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Siêu âm dị tật thai nhi ở đâu tốt ?

Vận động theo đúng quy luật cung – cầu, các phòng khám sản phụ khoa - siêu âm dị tật thai nhi mọc lên nhan nhản. Bên cạnh những địa chỉ chất lượng thì vẫn còn tồn tại không ít phòng khám chui với hạ tầng sơ sài, bác sĩ thiếu chuyên môn tay nghề nên không thể phát hiện chính xác được các tình trạng của thai nhi.

Để đáp ứng tốt mong muốn của bạn hãy chọn những phòng khám uy tín, nhiều người tin tưởng và lựa chọn; đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao; trang thiết bị hiện đại, bên cạnh đó các yếu tố có liên quan khác như thái độ phục vụ tận tình chu đáo, các thủ tục khám và chữa bệnh nhanh chóng cùng những điều kiện vô trùng đảm bảo là cần thiết giúp bạn lựa chọn được địa chỉ siêu âm dị tật thai nhi phù hợp.

Phòng khám chúng tôi luôn tự hào là địa chỉ khám và xét nghiệm thai nhi uy tín. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chúng tôi luôn mong muốn mang đến cho chị em các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt . Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong thăm khám và sớm phát hiện dị tật thai nhi. Lựa chọn cho các mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn và chính xác của các thủ thuật.

Có nên phá thai khi phát hiện thai nhi bị dị tật không ?

Cân nhắc khi phá thai bị dị tật

Cần cân nhắc kỹ về việc có nên phá thai dị tật hay không - ( Ảnh minh họa )

Con cái là món quà vô giá mà các bậc làm cha, làm mẹ có được. Tuy nhiên nếu không may thai nhi bị dị tật thì cũng nên cân nhắc kĩ về việc phá thai lúc này. Quyết định phá thai đối với các bà mẹ và cả thầy thuốc chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đối với thai nhi bị dị tật có nên phá hay không vẫn là vẫn đề được “bỏ ngỏ”.

Bên cạnh các trường hợp thai nhi bị dị tật có chỉ định bỏ thai rõ ràng như não úng thủy nặng, cụt chi… thì một số dị tật nhẹ như hở hàm ếch, sứt môi, sáu ngón… có thể khắc phục được và không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của đứa bé sau này khiến các gia đình rất đắn đo.

Việc có phá các bào thai bị dị tật hay không còn phụ thuộc vào tôn giáo, tâm lý và điều kiện nuôi dưỡng của nhiều gia đình. Nạo phá thai không chỉ tổn hại đến sức khỏe mà nó còn là gánh nặng tinh thần cực lớn đối với các thai phụ.

  • Tổn hại về mặt sức khỏe : phá thai có thể gây ra tổn hại cho thai phụ và tương lai sản phụ khoa sau này như nhiễm trùng, băng huyết, các tổn thương ở cơ tử cung, dính buồng trứng, vô kinh hoặc thậm chí là vô sinh.
  • Tổn hại về mặt tinh thần : với nhiều bà mẹ quyết định phá thai đã khó khăn nhưng quãng thời gian hậu phá thai còn khủng khiếp hơn nhiều. Nhiều người luôn sống trong mặc cảm, tội lỗi hoặc bị ám ảnh cả đời.

Chính vì vậy, phải tùy vào mức độ bất thường ở thai nhi mà các bậc cha mẹ - nhưng người “trong cuộc” nên đưa ra quyết định nên giữ hoặc phá thai bằng những cách phá thai an toàn (click vào đây) . Trong trường hợp các bác sĩ chỉ định phải bỏ thai thì các bà mẹ nên mạnh mẽ, quyết đoán, cố gắng “kìm nén cảm xúc” và nhanh chóng tìm đến các cơ sở uy tín thực hiện các biện pháp phá thai an toàn.

Làm thế nào để thai nhi không bị dị tật ?

Để có được một thai kì hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dị tật các mẹ bầu cần biết cách tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, bổ sung các chất và dưỡng chất cần thiết trong thời kỳ mang thai bằng các cách sau:

Khám thai định kì : Các bất thường trong quá trình mang thai có thể được phát hiện khi đi khám thai và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, khám thai cũng giúp sớm phát hiện dị tật thai nhi để điều trị sớm.

Thay đổi chế độ ăn uống :

  • Ăn: Khi mang bầu các bà mẹ nên tránh một số loại thực phẩm có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, thịt cá mập. Các loại rau củ mọc mầm cũng nên tránh xa vì chứa nhiều chất độc. Nên tích cực ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Axit Folic như đậu đen, măng, trái cây; các thực phẩm cung cấp nhiều sắt như thịt bò, thịt gà; các loại cá da trơn như cá chích, các hồi, tôm; các thực phẩm nhiều chất xơ… giúp đẩy lùi nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Uống: nước ép trái cây bổ dưỡng các mẹ nên uống hàng ngày. Nói không với chất có cồn, cafein và nicotin vì đe dọa đến phát triển trí não của trẻ.

Tiêm vắc – xin phòng bệnh : Mỗi loại vắc – xin lại có một công dụng định nhưng nhìn chung chúng có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật thai nhi. Bên cạnh đó vắc – xin cũng giúp bảo vệ mẹ bầu để không lây bệnh sang thai. Hãy chắc chắn rằng việc tiêm phòng định kì để không bỏ lỡ bất kì mũi tiêm quan trọng nào.

Tránh xa các hóa chất độc hại : Những trường hợp làm việc thường xuyên trong môi trường độc hại thì phải dùng đến các biện pháp bảo hộ như găng tay, khẩu trang chuyên dụng và mặt nạ chống độc hại.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào : Nếu gặp những bất trắc về sứ khỏe khi mang thai bạn nên đi khám để được kê toa chính xác. Bât kì loại thuốc nào sử dụng không đúng chỉ dẫn khi bầu bí cũng có thể khiến thai nhi bị dị tật . Hãy luôn đảm bảo rằng bạn đang dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.

Mang thai là một thiên chức tuyệt vời nhưng cũng chất chứa đầy âu lo và phiền muộn. Hãy cẩn trọng thực hiện các cách phòng tránh để có thai kỳ khỏe mạnh và luôn sẵn sàng chào đón thành viên mới trong gia đình.

Trên đây các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà Hà Nội đã chia sẻ cho bạn.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám