Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Đại tiện ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Đại tiện ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Điểm trung bình: 9.6 / 10 (29 lượt đánh giá)

Thời gian gần đây tôi thường có tình trạng đại tiện ra máu tươi, không những vậy tôi còn cảm thấy đau rát rất khó chịu nên tôi cảm thấy hoang mang vì không biết đây có phải là bệnh không. Tôi xin viết thư này mong bác sĩ tại phòng khám Thái Hà có thể trả lời cho tôi đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Hoàng Yến tại Trung Liệt - Đống Đa-Hà Nội)

đi đại tiện ra máu tươi là bệnh gì

Bạn Hoàng Yến thân mến! Cảm ơn bạn đã tin cậy và gửi câu hỏi về chứng bệnh đi đại tiện ra máu tới bộ phận tư vấn của phòng khám đa khoa Thái Hà. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp dưới đây.

Đi đại tiện ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Đại tiện ra máu là khi đi đại tiện xuất hiện máu lẫn vào phân hoặc dính vào giấy lau. Nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu do một số bệnh ở vùng hậu môn, trực tràng cụ thể: táo bón, benh tri, các bệnh polyp, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng.... Khi bị đại tiện ra máu tùy thuộc mức độ nặng nhẹ và màu sắc của máu, máu còn tươi hay không mà bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh trĩ

Một số nguyên nhân gây đại tiện ra máu uy tín đó là bệnh trĩ (dân gian còn gọi là lòi dom hay lòi rom) là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, trực tràng.

Bệnh trĩ hình thành do sự giãn nỡ bất thường của các tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn do một số nguyên nhân gây ra đau đớn, viêm sưng và chảy máu và gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống hằng ngày.

  • Giai đoạn đầu, máu chảy không nhiều, khó nhận biết, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi để ý máu tươi bám trên giấy lau vệ sinh nặng hơn phân có dính một số giọt máu đỏ.
  • Thời gian kế tiếp, máu chảy nhiều hơn thành giọt hoặc bắn thành tia. Ở những giai đoạn nặng hơn không chỉ có đại tiện ra máu mà ngay cả khi ngồi xổm hoặc đi lại nhiều cũng có thể bị xuất huyết

Bệnh trĩ không được chữa trị sớm sẽ gây ra những biến chứng không thể xem thường như thiếu máu do xuất huyết nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hậu quả khôn lường khi hoại tử búi trĩ có thể gây nhiễm trùng máu có thể dẫn tới tử vong.

đại tiển ra máu nguyên nhân do đâu

Polyp trực tràng, polyp đại tràng, polyp hậu môn

Các bệnh polyp đại tràng, polyp hậu môn, polyp trực tràng đều có triệu chứng đại tiện ra máu tươi, đây cũng là biểu hiện rõ ràng của căn bệnh này. Hiện tượng đại tiện ra máu có thể xảy ra theo từng khoảng thời gian, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polyp hậu môn có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn, có thể polyp sa ra ngoài.

Chẩn đoán chính xác polyp bằng soi trực tràng, đại tràng sẽ phát hiện được polyp có cuống hay không có cuống và vị trí polyp. Điều trị bằng cách cắt polyp qua nội soi nếu polyp có cuống và chưa có biểu hiện ung thư hóa.

Nứt kẽ hậu môn

Những người bị táo bón, người bệnh thường phải dùng nhiều sức để rặn “phế thải” ra ngoài hậu quả là đại tiện ra máu, đau ở vùng hậu môn, xuất huyết nhiều, ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề.... những trường hợp nặng dẫn đến nứt hậu môn. Viêm nhiễm, nứt ở vùng hậu môn thường xuất hiện cùng với bệnh trĩ.

Viêm loét đại tràng, trực tràng

Hiện tượng viêm loét đại tràng rất hiếm khi xảy ra và cũng có biểu hiện đại tiện ra máu tươi nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc polyp hậu môn. Tốt khi có tình trạng đại tiện ra máu bạn nên đi khám ngay khi có thể.

Táo bón

Khi bị táo bón, phân hình thành khô, to và cứng, người bệnh phải mất nhiều sức rặn mỗi lần đại tiện. Niêm mạc hậu môn bị căng giãn bị các cạnh của phân trà sát gây trầy xước, rách và gây đại tiện ra máu.

Một số nguyên nhân gây đại tiện ra máu khác

  • Xuất huyết đường tiêu hóa: là tình trạng rất phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó, máu bị thoát ra khỏi mạch, chảy vào ống tiêu hóa và thoát ra ngoài bằng cách nôn hoặc đại tiện ra máu. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
  • Ung thư trực tràng, đại tràng: Bệnh bao gồm những triệu chứng cơ bản như: táo bón xen lẫn tiêu chảy, đại tiện ra máu tươi, cảm giác mót rặn, đau quặn, căng tức vùng hậu môn, đau âm ỉ bụng dưới.

Lời khuyên của bác sĩ

  • Đại tiện ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Khi tình trạng này kéo dài hơn 1 tuần bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị sớm. Nếu để lâu tình trạng sẽ nặng thêm và khó điều trị.
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Việc ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước giúp cơ thể được thanh lọc và làm mềm phân, tránh nguy cơ táo bón, giảm được tình trạng ra máu khi đi đại tiện. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, quả lê, mận, kiwi, các loại đậu, khoai lang, rau ngót… Ngoài ra bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất tốt do sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Hạn chế thức phẩm dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá....
  • Vận động thường xuyên: Dân văn phòng không nên ngồi quá lâu, hãy thường xuyên đi lại trong giờ hành chính để khí huyết được lưu thông. Không nên mang vác quá nặng, hoặc đứng quá lâu. Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, bạn có thể chơi các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, tập yoga....
  • Đi đại tiện đúng cách: vệ sinh sạch sẽ hậu môn mỗi khi đi đại tiện bằng cách dùng nước rửa từ trước ra sau để tránh làm cho các vi khuẩn có hại ở hậu môn xâm nhập vào vùng phụ, rửa xong thì dùng khăn mềm lau khô hậu môn để giữ cho hậu môn khô ráo, sạch sẽ.

Thưa bạn Hoàng Yến! Trên đây là bài chia sẻ kiến thức: “Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân đại tiện ra máu” của các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn trực tuyến hoặc gọi ngay qua đường dây nóng 0366.880.866 để được tư vấn miễn phí.

Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám