Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau không là băn khoăn của một bệnh nhân đã gửi cho chuyển mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Hãy cùng các chuyên gia phòng khám tìm hiểu về sự nguy hiểm của hiện tượng đi cầu ra máu tươi không đau trong bài viết dưới đây:
“Thưa bác sĩ! Ba ngày nay, cháu mỗi lần đi ngoài thấy ra máu dính nhiều ở giấy lau và phân, nhưng cháu lại không cảm thấy đau hoặc ngứa ở hậu môn, không đau bụng. Mong bác sĩ tư vấn cho cháu biết đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng bệnh gì? Hiện tại cháu đang rất lo lắng, mong bác sĩ hãy giúp cháu! (Quốc Huy, Hà Nam)
- Đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh trĩ không?
Chào bạn Quốc Huy! xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Dưới đây là những thông tin tư vấn của bác sĩ phòng khám về tình trạng đi ngoài ra máu mà bạn đang gặp phải.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là triệu chứng bệnh gì?
Đi ngoài ra máu tươi nhiều nhưng không đau là tình trạng mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải một vài lần trong đời. Hiện tượng đại tiện ra máu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây đi cầu ra máu và mức độ chảy máu nhiều hay ít.
Táo bón, và kiết lỵ là những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu uy tín. Tuy nhiên, nếu bị táo bón bạn sẽ phải rặn rất nhiều mới tống được phân ra ngoài gây cảm giác đau khi đi cầu. Ngoài ra bạn cũng không bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần trong ngày nên chúng tôi loại bỏ 2 bệnh lý này. Bạn có thể mắc phải một số bệnh lý dưới đây:
-
Đi ngoài ra máu không đau do bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là sự xuất hiện các búi trĩ ở bên trên đường lược hậu môn, vùng này không chứa các dây thần kinh cảm giác nên không gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Ra máu khi đi ngoài là triệu chứng bệnh trĩ nội mà bệnh nhân dễ nhận biết đầu tiên.
Nếu bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu thì không có gì nguy hiểm nhưng bệnh nhân bị ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống, năng suất lao động giảm. Nếu bệnh trĩ nội chuyển sang mức độ nặng có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn, tắc và nghẹt búi trĩ, thiếu máu, áp xe hậu môn và bệnh rò hậu môn, và nứt kẽ hậu môn...
-
Bệnh polyp hậu môn.
Polyp hậu môn là tình trạng tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc hậu môn, hình thành các khối u (polyp) trong lòng hậu môn trực tràng.
Giai đoạn đầu của bệnh polyp hậu môn, bệnh nhân sẽ có hiện tượng đi ngoài ra máu nhưng không đau. Về sau, các khối polyp to dần và nhiều hơn sẽ kéo niêm mạc ruột sa xuống gây ra nhiều triệu chứng khác như khó chịu vùng bụng, tiêu chảy, cảm giác mót và nặng ở hậu môn.
- Nứt kẽ hậu môn
Dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn đầu chỉ là đi ngoài ra máu và không thấy đau ở hậu môn. Nếu bệnh ngày càng nặng, thì lượng máu chảy ra khi đi ngoài sẽ nhiều hơn kèm theo cảm giác đau rát khó chịu ngày càng dữ dội.
-
Do viêm loét đại tràng
Viêm đại tràng là hiện tượng viêm ở ruột già hoặc đại tràng. Triệu chứng chính của bệnh viêm đại tràng là tình trạng tiêu chảy ra máu. Mặc dù bệnh nhân không đau khi đi ngoài nhưng sẽ bị đau bụng, đầy hơi kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân, chán ăn, buồn nôn và nôn… Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra các vết loét ở đại tràng.
Viêm loét đại tràng không phải là căn bệnh hiểm nghèo nhưng nó có thể dẫn dến thiếu máu, giảm khả năng hấp thụ của ruột, tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và phát triển kém.
-
Đi ngoài ra máu tươi nhiều do ung thư hậu môn trực tràng
Triệu chứng điển hình của ung thư hậu môn trực tràng là đi ngoài ra máu nhưng không đau, máu có thể đỏ tươi hoặc máu đen. Vệt máu có lẫn với chất nhày và ra cùng với phân…
Nếu như đi ngoài ra máu do ung thư hậu môn - trực tràng thì rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nguy cơ người bệnh tử vong là rất cao.
Quốc Huy thân mến! Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi có thể tự chấm dứt trong vòng 1 tuần. Nhưng nếu tình trạng đi cầu ra máu vẫn không chấm dứt, bạn cần đến các phòng khám trĩ để thăm khám xem bạn có bị mắc một trong các bệnh đã nêu ở trên hay không. Chúng tôi mong rằng tình trạng mà bạn đang gặp phải sẽ sớm chấm dứt!
Lưu ý: đi ngoài ra máu tươi không phải là một bệnh lý cụ thể mà chỉ là dấu hiệu của một số bệnh ở hậu môn - trực tràng. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cần xác định rõ nguyên nhân gây đi cầu ra máu thì bác sĩ mới có thể đưa ra pháp đồ điều trị cho từng bệnh cụ thể.