Hiện tượng nứt kẽ hậu môn khá nguy hiểm và khó chữa vì nó thường phát triển song hành với một số bệnh lý vùng hậu môn. Biểu hiện của nứt hậu môn là khi bạn đi đại tiện cảm thấy vừa đau, vừa chảy máu. Đây là tình trạng xuất hiện những vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn, đe dọa nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng, không những làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt và còn ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về nứt kẽ hậu môn là biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy cùng các chuyên gia phong kham Thai Ha tìm hiểu lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Hình ảnh nứt kẽ hậu môn
Triệu chứng nứt kẽ hậu môn thường gặp
Những triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn có thể bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hậu môn thường gặp điển hình là bệnh trĩ, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu….
-
Đau: Đau là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nứt kẽ hậu môn cần phải cảnh giác. Cảm giác đau xuất hiện khi phân đi qua ống hậu môn, gây áp lực lên các tổn thương (vết nứt hậu môn). Do đó, chúng có tính chất lặp đi lặp lại, đau mạnh khi đi đại tiện và kéo dài đến vài giờ sau đó.
-
Chảy máu khi đại tiện: Máu chảy ra từ những vết nứt ở lớp niêm mạc hậu môn. Bệnh nhân bị nứt hậu môn chảy máu không nhiều, chỉ có một vệt máu đỏ tươi lẫn với phân hoặc xuất hiện trên giấy chùi.
-
Dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa: Nứt kẽ hậu môn thường gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong quá trình tự chữa nứt hậu môn ở nhà mà bệnh nhân không cẩn thận (ngâm nước muối ấm, vệ sinh ngược từ sau ra trước …) dễ làm cho các vi khuẩn ở ống hậu môn lây lan và gây viêm cho vùng kín gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Nếu như bạn đang có dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa kèm với cảm giác đau hậu môn thì nên nghĩ tới bệnh nứt kẽ hậu môn trước tiên.
-
Ngứa hậu môn: Ngứa hậu môn là dấu hiệu nứt kẽ hậu môn điển hình. Khi bị nứt hậu môn, chất dịch ở hậu môn tiết ra đã kích thích nên phần da của lớp niêm mạc hậu môn, gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trong tình trạng này, người bệnh thường có xu hướng đưa tay nên vùng da bị ngứa để gãi, làm tăng thêm tổn thương và khiến cho viêm nhiễm lan rộng. Ngứa hậu môn là triệu chứng dễ phát hiện của nứt kẽ hậu môn, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khi gặp phải biểu hiện này.
Cách điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể dùng nhiều phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau gồm 2 hướng chính là uống thuốc tại nhà hoặc phâu thuật nứt kẽ hậu môn. Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự uống thuốc tại nhà. Nếu trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn bạn phải phẫu thuật tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
1. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Đây là phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả đơn giản mà ai cũng có thể làm được, tuy vậy đây chỉ là giải pháp hỗ trợ chữa nứt kẽ hậu môn, muốn bệnh nhanh khỏi thì bạn phải sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Táo bón là một trong những nguyên nhân chính gây ra nứt kẽ hậu môn. Khi đã bị nứt kẽ hậu môn rồi mà bệnh nhân còn bị táo bón thì các vết nứt sẽ càng trở nên trầm trọng, khó có thể lành. Do vậy để chữa khỏi triệt để nứt kẽ hậu môn cần phải chống táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước ép trái cây …
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp các cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả, phân mềm ra và dễ đi ngoài hơn.
- Bổ sung thêm các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, sắn dây, diếp cá … sẽ giúp bạn không bị đau đớn khi đi đại tiện.
- Ngâm hậu môn với nước muối ấm trong 15-20 phút mỗi ngày để sát trùng, giảm đau hậu môn.
- Rửa vệ sinh bằng nước sạch sau mỗi lần đi đại tiện, không dùng giấy cứng để vệ sinh hậu môn.
- Mặc quần rộng rãi thoáng mát để tránh cọ sát vào các vết nứt hậu môn; chất liệu quần nên làm từ vải sợi tự nhiên như cotton hoặc lụa, có khả năng thấm hút tốt để giữ cho khu vực hậu môn thông thoáng.
Bệnh nhân khi bị nứt kẽ hậu môn thường mang tâm lý chủ quan, tự tìm cách điều trị nứt hậu môn tại nhà bằng các biện pháp như trên. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có khả năng chữa trị dứt điểm.
2. Sử dụng thuốc Tây y điều trị nứt kẽ hậu môn
Ở giai đoạn đầu có thể điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc Tân dược tại nhà mang lại hiệu quả cao. Các loại thuốc được chỉ định thường là thuốc mỡ để bôi vào hậu môn giúp cầm máu, xoa dịu cơn đau. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn để phòng ngừa viêm nhiễm khi bị nứt kẽ hậu môn.
Tóm lại, các loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
-
Thuốc uống: Có tác dụng phòng ngừa táo bón, giảm mức độ nứt kẽ.
-
Thuốc bôi ngoài: Xoa dịu cơn đau, giúp các vết thương nhanh liền hơn.
-
Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh điều trị viêm nhiễm, phòng ngừa tràn dịch, sưng đau hậu môn.
-
Thuốc đặt: Đưa vào hậu môn để làm các vết nứt nhanh lành, giảm hiện tượng đau rát khi đi đại tiện.
-
Thuốc chống táo bón: Các loại thuốc có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng nứt nặng hơn.
-
Thuốc giảm đau: Giảm các cơn đau nhói gây ra ở hậu môn.
Lưu ý: Căn cứ vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và mức độ nứt kẽ, bác sĩ có thể sử dụng rất nhiều các loại thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn như trên. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện ra hiệu mua thuốc về dùng tại nhà, tránh những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
3. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng thuốc Đông y.
Khác với y học hiện đại, quan điểm của Đông y là điều trị từ nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn (táo bón). Hiện nay, Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu ra bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, được đánh giá là bài thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả cao ngay tại nhà, đã chữa khỏi nứt kẽ hậu môn cho hàng triệu người bệnh.
-
Thuốc uống
Bài thuốc: Nghệ, tam thất, đường quy, địa du, thăng ma, sài hổ và một số thảo dược Tây Bắc khác.
Tác dụng: Cầm máu, giảm đau, phòng ngừa viêm nhiễm, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, thúc đẩy lưu thông máu.
Hiệu quả: Sau một thời gian điều trị nứt kẽ hậu môn, sức bền của thành tĩnh mạch được tăng cường, hệ thống tiêu hóa được cải thiện, bệnh nhân khỏi hẳn chứng táo bón, giảm các triệu chứng nứt kẽ hậu môn mà không bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tổng thể.
-
Thuốc ngâm
Bài thuốc: Hoa hòe, đào nhân, đại hoàng, sà sàng tử, ngư tinh thảo, hoàng đằng, hổ trượng, khổ sâm, bồ công anh, hoàng liên …
Tác dụng: Đào thải chất độc, thúc đẩy lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu, nuôi dưỡng các mô, mạch giúp tĩnh mạch hậu môn nhanh bền chặt và tăng tính đàn hồi. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng cầm máu, giảm sưng tấy hậu môn.
4. Thủ thuật chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ boxton vào hậu môn để các cơ hậu môn được co thắt, vết nứt hậu môn nhanh liền.
Thủ thuật tiêm boxton đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn và tay nghệ cao. Bởi botox là chất có hại được khuyến cáo hạn chế dùng trong các thủ thuật y tế. Việc sử dụng dụng quá liều lượng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
5. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng tiểu phẫu
Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn khi chuyển sang giai đoạn mãn tính chỉ có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Người bệnh muốn thực hiện phẫu thuật nứt kẽ hậu môn cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra trước. Trong quá trình thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ điều chỉnh cơ hậu môn để giãn cơ thắt và khiến các vết nứt hậu môn nhanh lành hơn.
6. Chữa nứt kẽ hậu môn bằng các bài thuốc dân gian
Ngoài ra sử dụng các bài thuốc dân gian cũng là một cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà khá hiệu quả trong trường hợp bệnh còn nhẹ hoặc hỗ trợ điều trị cụ thể là dùng dầu oliu, nha đam, dầu dừa....
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng dầu oliu
Dầu oliu không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn có thể chữa nứt kẽ hậu môn rất tốt. Theo nghiên cứu, trong thành phần của dầu oliu có nhiều chất béo, giúp bôi trơn hệ thống ruột và phòng tránh táo bón hiệu quả. Hơn nữa, oliu còn có thể kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn.
Bạn sử dụng dầu oliu để chữa nứt kẽ hậu môn như sau:
-
Chuẩn bị dầu oliu, sáp ong và mật ong. Lấy mỗi thứ một lượng bằng nhau và bằng một muỗng canh cho vào bát trộn đều.
-
Đưa bát hỗn hợp vào lò vi sóng hoặc đun sôi để sáp ong chảy ra.
-
Chờ hỗn hợp nguội thì bôi lên vùng hậu môn.
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng nha đam
Nha đem là thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng hữu ích với cuộc sống con người. Đối với bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn, nó giúp kháng khuẩn, giảm đau và phục hồi những tổn thương niêm mạc hậu môn hiệu quả. Ngoài ra, tác dụng thanh nhiệt giải độc của nha đam cũng được dùng để chữa chứng táo bón.
-
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối pha loãng.
-
Lấy phần gel bên trong nha đam để bôi lên vùng hậu môn bị nứt
-
Tiến hành 2-3 lần mỗi ngày, thường xuyên và liên tục trong thời gian dài cho đến khi triệu chứng nứt kẽ hậu môn khỏi hẳn.
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa nhiều triglycerides giúp bôi trơn hậu môn. Bên cạnh đó, các thành phần như chất béo không bão hòa, vitamin E có thể phòng ngừa lão hóa, kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm cho người bị nứt kẽ hậu môn.
Bạn thoa dầu dừa vào hậu môn 2-3 lần mỗi ngày, có thể tăng số lần lên gấp đôi nếu thấy cần thiết để đạt kết quả tốt hơn.
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể lựa chọn các biện pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, chuyên gia phòng khám khuyến cáo, bệnh nhân vẫn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, điều trị và tư vấn cách chữa nứt kẽ hậu môn phù hợp, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn và hạn chế được những biến chứng đáng tiếc cho sức khỏe.
Trên đây là cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả được chia sẻ bởi các chuyên gia của chúng tôi chia sẻ.