Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, biểu hiện, phòng tránh,cách chữa

Bệnh sùi mào gà: Nguyên nhân, biểu hiện, phòng tránh,cách chữa
Điểm trung bình: 9.0 / 10 (23 lượt đánh giá)
Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những người trẻ có xu hướng quan hệ tình dục bừa bãi. Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì) có đến 50% nam và nữ giới có hoạt động tình dục bị nhiễm HPV ít một lần trong đời, HPV là nguyên nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà.

Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, các cách điều trị sùi mào gà, cách phòng tránh và hình ảnh sùi mào gà được Bác Sĩ Nguyễn Duy Mến tại phòng khám Thái Hà chia sẻ qua các thông tin bên dưới.

Hình ảnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà (Genital Warts) còn được gọi là mụn cóc sinh dục, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các u nhú trông giống như súp lơ hoặc mào gà, tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục và hậu môn của bệnh nhân.

Người bị bệnh sùi mào gà không chỉ bị ảnh hưởng trầm trọng đến tâm sinh lý và quan hệ vợ chồng, mà còn có nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn sau này.

Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, gây ra bởi một hoặc một vài chủng vi rút HPV (Human papilloma virus).

Đây là căn bệnh phổ biến trên thế giới do tốc độ lây truyền nhanh qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào ở nam giới và nữ giới sẽ gây ra mụn cóc và ung thư nếu không điều trị kịp thời.

Biến chứng của người bệnh sùi mào gà khi không điều trị

Khoảng 4.7 – 10.2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung

Khoảng 5% bệnh nhân sùi mào gà bị ung thư hậu môn

Nguyên nhân gây sùi mào gà

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà bao gồm nguyên nhân gây bệnh trực tiếp và con đường lây truyền bệnh:

Tác nhân gây ra sùi mào gà:

Virus HPV là tác nhân chính gây ra sùi mào gà cho cả nam và nữ giới. Chủng virus HPV này rất phổ biến ở người, có tổng cộng trên 120 loại được các nhà khoa học tìm thấy, tuy nhiên, chỉ có khoảng 40 loại ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục. Theo ước tính, 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do virus HPV6 và virus HPV11.

Con đường lây truyền bệnh sùi mào gà:

Bệnh sùi mào gà chủ yếu lây truyền thông qua các tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc da với da. Ở trẻ sơ sinh, lây truyền diễn ra trong lúc sinh.

Lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn: Các hình thức quan hệ bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn đều có thể là nguyên nhân khiến virus HPV lây lan từ niêm mạc bộ phận sinh dục của người này sang người khác.

Lây truyền từ mẹ sang con: Chị em mắc bệnh sùi mào gà sẽ lây truyền sang cho con khi sinh thường. Thai nhi khi đi qua ống sinh của mẹ, tiếp xúc với virus HPV ở âm đạo, cổ tử cung sẽ nhiễm bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo thai phụ mắc bệnh sùi mào gà nên chuyển qua sinh thường.

Lây truyền gián tiếp: Virus HPV có trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần lót, hoặc vô tình chạm vùng da hở của mình vào các dịch nhầy sùi mào gà cũng là nguyên nhân gây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp lây truyền gián tiếp thường hiếm gặp.

Bệnh sùi mào là gì

Đăng ký tư vấn và nhận ưu đãi khám sùi mào gà chỉ với 320k và giảm 30% chi phí tiểu phẫu và liên hệ 0366.655.499 & 0366.880.866 (gọi hoặc kb zalo) miễn phí

Hình ảnh sùi mào gà ở nam giới ở rãnh bao quy đầu, thân dương vật, lỗ liệu đạo

hình ảnh sùi mào gà ở dương vật
 
Hình ảnh sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu
 
hình ảnh sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu
 
Hình ảnh sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu
 
Hình ảnh sùi mào gà ở trong dương vật
 
Hình ảnh sùi mào gà ở trong dương vật
 
Hình ảnh sùi mào gà
 
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn cuối ở dương vật
 
Hình ảnh sùi mào gà ở nam giới
 
hình ảnh sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu
 
hình ảnh sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu
 
Hình ảnh sùi mào gà ở rãnh bao quy đầu
 
hình ảnh bộ phận sinh dục nữ bị sùi mào gà
 
Hình ảnh bộ phận sinh dục nam bị sùi mào gà

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nam giới và phụ nữ

Ở giai đoạn đầu, bệnh sùi mào gà mới chỉ là những nốt sùi nhỏ, màu hồng hoặc hồng nhạt, kích thước chỉ từ 1-2mm, rờ vào thấy ráp tay.

Sau đó, các mụn sùi này phát triển dày đặc hơn, nằm cạnh nhau thành một khối lớn, kích thước lên đến vài cm, trông giống như súp lơ hoặc mào gà.

Các mụn sùi này mủn và ẩm ướt, dễ bị xây xước khi va chạm, chảy máu và mủ, bốc mùi hôi thối. Người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống.

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới

Thông thường, sức đề kháng của nam giới tốt hơn so với nữ giới, bộ phận sinh dục lúc nào cũng khô thoáng, không ẩm ướt như nữ giới nên bệnh sùi mào gà khó biểu hiện ra bên ngoài cơ thể. Một khi đã xuất hiện thì bệnh sẽ phát triển rầm rộ.

  • Các u nhú tập trung xung quanh thân dương vật, bìu, da quy đầu, tinh hoàn hoặc hậu môn.
  • Nam giới thấy đau rát khi đi tiểu, có thể chảy máu hậu môn.
  • Nốt sùi màu hồng hoặc màu da dương vật, mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm như súp lơ hoặc mào gà.

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường phát triển thầm lặng nên rất khó nhận biết. Một khi xuất hiện, chị em sẽ thấy ngứa rát, đau đớn, âm đạo tiết nhiều dịch, quan hệ tình dục chảy máu.

Khối u nhú phát triển ở hai môi lớn bé, âm hộ, thành âm đạo, lỗ niệu đạo, cổ tử cung và ống hậu môn nếu có quan hệ tình dục bằng hậu môn.

Mới đầu, nốt mụn hồng có kích thước nhỏ sau đó sẽ phát triển nặng hơn, lên đến vài cm. Nếu không may cọ xát vào sùi mào gà thì sẽ gây đau đớn.

Chị em ra nhiều khí hư có mùi hôi, đau rát và ngứa ngáy, đặc biệt khi quan hệ tình dục.

Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng

Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở miệng chủ yếu là do bệnh nhân dùng miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục chứa virus HPV của người khác (quan hệ tình dục bằng miệng).

Mụn sùi mào gà ở miệng thường tập trung ở khoang lưỡi, môi, vòm họng. Nếu sùi mào gà ở lưỡi thì người bệnh sẽ thấy lưỡi xuất hiện các mảng màu đỏ, đau rát, rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng, viêm họng nên cần phải cảnh giác. Ngoài ra, các u nhú cũng có thể xuất hiện ở xung quanh vòm miệng, phần trên và dưới môi.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh rất dài, thời gian ủ bệnh trung bình là từ 3 tuần đến 9 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp xuất hiện mụn sùi từ rất sớm, chỉ khoảng 1 tháng, cũng có những trường hợp sùi mào gà ủ bệnh hàng năm trời.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý và sức đề kháng của từng người. Với người khỏe mạnh, sức đề kháng cao thì thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường kéo dài. Ngược lại, người có sức đề kháng thấp như thai phụ khi mang thai, người bệnh ung thư, người cấy ghép hoặc người bị nhiễm HIV… thì sùi mào gà dễ phát bệnh từ rất sớm.

Một khi đã nhiễm virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà thì người bệnh sẽ nhiễm suốt đời, nhưng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp cơ thể người bệnh khỏi sự tái phát. Hệ miễn dịch của một số người khỏe mạnh có thể đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể trong vòng 2 năm.

Tác hại sùi mào gà đến cơ thể của nam và nữ giới

Sùi mào gà gây hại cho tâm lý và sức khỏe cho cả nam và nữ giới, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh:

Tác hại đến nam giới:

Các u nhú sùi mào gà có thể xây xước, chảy máu và mủ khi va chạm hoặc đi lại, gây vướng víu, khó chịu.

Sùi mào gà ở bộ phận sinh dục không chỉ có khả năng lây truyền cho người khác mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nam khoa, bệnh xã hội khác như giang mai, bệnh lậu, Chlamydia, gây ra viêm đường tiết niệu, viêm trực tràng…

Nam giới bị sùi mào gà bị ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý, e ngại và mặc cảm khiến bạn nam không dám quan hệ tình dục, quan hệ vợ chồng trở nên bế tắc, chán nản.

Ngoài ra, virus HPV gây ra sùi mào gà cũng là nguyên nhân gây ra ung thư. Nam giới bị bệnh sùi mào gà tức là đã nhiễm virus HPV, có nguy cơ bị ung thư dương vật sau này.

Tác hại đến nữ giới

Cũng như nam giới, sùi mào gà khi bị xây xước, chảy máu và mủ sẽ khiến chị em cảm thấy đau và ngứa rát. 

Chị em mắc bệnh sùi mào gà có thể lây truyền bệnh cho chồng qua quan hệ tình dục, lây truyền bệnh cho người khác qua các tiếp xúc gián tiếp. Đặc biệt, thai phụ bị sùi mào gà sẽ truyền bệnh cho con khi sinh thường.

Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sùi mào gà ở bộ phận sinh dục dễ làm chị em bị viêm nhiễm phụ khoa.

Chị em bị nhiễm virus HPV16 và virus HPV18 có nguy cơ ung thư cổ tử cung sau này.

Cách chữa sùi mào gà hiện nay

Điều trị sùi mào gà còn phụ thuộc vào mức độ và sự phát triển bệnh lý, điều kiện vật chất của cơ sở y tế và sự lựa chọn của bệnh nhân.

Các biện pháp điều trị sùi mào gà hiện nay bao gồm: Dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu (đốt điện, áp lạnh, laser) hoặc phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà. Ngoài ra, cũng có một số người thử tìm hiểu các bài thuốc dân gian chữa sùi mào gà.

Sử dụng các loại thuốc chữa sùi mào gà

Thuốc chữa sùi mào gà chỉ phù hợp cho các trường hợp bệnh nhẹ, mụn sùi mọc ở bên ngoài da. Bệnh nhân cần chú ý tuân theo chỉ định của bác sĩ về cách dùng thuốc., tránh việc tùy tiện mua thuốc về dùng có thể gặp phải tác dụng không mong muốn, việc điều trị kém hiệu quả.

Tác dụng của thuốc bôi thường là phá hủy các mô tế bào ở trên bề mặt da. Trong khi đó, thuốc uống giúp tăng cường hệ miễn dịch, đào thải virus HPV có mặt trên cơ thể.

Lưu ý:

Một số thuốc bôi sùi mào gà không dành cho phụ nữ có thai, thuốc cũng không được bôi vào các vùng da nhạy cảm như âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo và lỗ hậu môn. Ngoài ra, thuốc cũng làm giảm hiệu quả bảo vệ của bao cao su và dị ứng cho bạn tình nên bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng, không nên bôi trước khi quan hệ.

Áp dụng phương pháp ngoại khoa

Các phương pháp ngoại khoa bao gồm áp lạnh, đốt điện, đốt laser được chỉ định điều trị sùi mào gà có kích thước lớn, mụn sùi mọc lan tỏa bên trong cơ thể

Áp lạnh: Dùng ni tơ lỏng đông lạnh các tế bào mụn sùi, khiến vùng da này rộp lên, bong ra sau từ 5-10 ngày. Phương pháp áp lạnh chỉ mất từ 5-15 phút mỗi lần, bệnh nhân phải tiến hành nhiều lần, không để lại sẹo nhưng nhược điểm của nó là chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ, có thể gây đau và sưng.

Đốt điện: Phương pháp này dùng dòng điện cao tần đốt nóng các mụn sùi, phù hợp điều trị các thể sùi khô, cho hiệu quả cao, bệnh khó tái phát tuy nhiên, đốt điện có thể gây tổn thương lớn, vùng da sau khi đốt khó phục hồi về trạng thái ban đầu, yêu cầu tay nghề cao của bác sĩ.

Đốt laser: Sử dụng chùm ánh sáng laser có cường độ cao để đốt sùi mào gà, chi phí tốn kém và phù hợp với các mụn sùi to, mọc độc lập trên diện rộng. Điều trị triệt để, khó tái phát nhưng vùng da đốt laser khó lành, dễ bị viêm nhiễm.

Liệu pháp quang động học dao LEEP: Liệu pháp sử dụng ánh sáng kích hoạt phân tử nhạy sáng trong mô bệnh để sinh ra các phân tử oxy hóa mạnh, phá hủy tế bào sùi mào gà có chọn lọc. Điều trị sùi mào gà bằng dao LEEP cho hiệu quả tái phát thấp chỉ là 6,3% so với 19,1% điều trị bằng laser CO2.

Điều trị sùi mào gà bằng dao LEEP đã và đang được ứng dụng tại phòng khám đa khoa Thái Hà. Trong hơn 10 năm hoạt động, các chuyên gia về bệnh xã hội của phòng khám đã điều trị sùi mào gà bằng dao LEEP cho nhiều bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị cao.

Thời gian điều trị nhanh: Theo báo cáo, dao LEEP cho hiệu quả ngay trong vòng 8 tiếng, sùi mào gà biến mất trong 3 ngày.

Không biến chứng: dao LEEP phá hủy các tế bào sùi mào gà có chọn lọc nên không ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh.

Với phương pháp dao LEEP này thì người bệnh có thể yên tâm đến chi phí khi áp dụng tại phòng khám.

Đăng kí khám và điều trị sùi mào gà tại phòng khám đa khoa Thái Hà, mời bạn nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây.

Áp dụng chữa sùi mào gà dân gian cho giai đoạn nhẹ

Ngoài phương pháp chữa bệnh bằng Tây y thì một số người cũng tự tìm đến cách chữa sùi mào gà bằng các bài thuốc dân gian như tỏi, giấm táo, lá trầu không…

Sử dụng tỏiBệnh nhân ăn nhiều tỏi để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, cũng có thể giã nát tỏi, đắp lên vùng bị tổn thương và lấy gạc y tế băng cố định lại.

Sử dụng giấm táo: Bôi trực tiếp giấm táo lên mụn sùi mào gà, tính acid trong giấm táo sẽ giúp làm mòm hoặc khiến gai mào gà sẽ rụng dần. Một số người bị kích ứng da khi bôi giấm táo thì không nên áp dụng cách làm này.

Lá trầu không: Giã hoặc bôi trực tiếp lá trầu không vào vùng da bị sùi mào gà nhằm ngăn chặn khả năng viêm nhiễm.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chữa sùi mào gà trên đây đều được sưu tầm, lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng hiệu quả của nó trong điều trị sùi mào gà chưa thể khẳng định được.

Khi nào cần đi khám chữa sùi mào gà?

Các u nhú sùi mào gà là lành tính, không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm do mắc bệnh xã hội, tự ti với người bạn tình. Phát hiện và can thiệp sùi mào gà từ sớm sẽ khiến bệnh nhanh khỏi hơn, ngăn chặn nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác và chẩn đoán sớm khả năng bệnh nhân có thể bị ung thư sau này không.

Do đó, chuyên gia về bệnh xã hội cho biết bạn cần đi khám sùi mào gà khi:

Bộ phận sinh dục hoặc miệng của bạn đang có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà.

Bạn đã từng mắc bệnh sùi mào gà, mới được điều trị trong vòng 2 năm trở lại cần thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.

Bạn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà  khi quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với người không chung thủy hoặc quan hệ với gái mại dâm thì nên thăm khám bệnh xã hội, bao gồm cả sùi mào gà định kỳ, thường xuyên.

Sùi mào gà có chữa dứt điểm được không?

Virus HPV là tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Y học hiện đại vẫn chưa có thuốc hay phương pháp đặc trị nào tiêu diệt được virus HPV, tức là sùi mào gà chưa chữa dứt điểm được.

Mục tiêu điều trị sùi mào gà hiện nay chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus HPV. Do đó, bệnh sùi mào gà rất dễ tái phát trở lại. Thông thường, sùi mào gà sẽ tái phát trong vòng 3 tháng nếu như việc loại bỏ các mụn sùi ngoài da không triệt để.

Làm gì khi mắc bệnh sùi mào gà?

Bệnh nhân có nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà cần đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, tiến hành xét nghiệm loại trừ các tổn thương da thường gặp khác và đưa ra phác đồ điều trị sùi mào gà trước khi tổn thương da lan rộng.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp điều trị cùng bạn tình để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua lại, cũng như tránh lây truyền bệnh cho người khác.

Phác đồ điều trị sùi mào gà có thể bao gồm uống thuốc, đốt sùi mào gà và tái khám theo lịch hẹn. Điều trị sùi mào gà một lần khó khỏi mà bác sĩ phải tiến hành nhiều lần đốt, lần đốt sau phải bảo đảm các tổn thương gây ra do lần đốt trước đã lành. Do đó, bệnh nhân cần phải kiên trì với lộ trình điều trị dài ngày, không được bỏ dở nửa chừng.

Phòng tránh bệnh sùi mào gà

Do sùi mào gà chưa thể chữa khỏi nên công tác phòng bệnh được ưu tiên uy tín. Các biện pháp phòng tránh sùi mào gà bao gồm:

Tiêm phòng vắc -xin

Mặc dù y học chưa có thuốc đặc trị sùi mào gà nhưng đã có vắc-xin phòng trị bệnh. Tiêm phòng vắc-xin HPV là biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà tốt . Hơn thế nữa, nó còn giúp chị em phòng được bệnh ung thư cổ tử cung nên được khuyến cáo dành cho mọi nữ giới trong độ tuổi 9-26 tuổi, bao gồm cả người đã có hoặc chưa có quan hệ tình dục.

Tất nhiên, vắc-xin HPV cho hiệu quả cao hơn với người chưa có quan hệ tình dục. Với những người đã nhiễm virus HPV thì việc tiêm phòng HPV sẽ giúp phòng ngừa nhiễm thêm chủng HPV mới.

Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp phòng tránh các bệnh xã hội nói chung, bệnh sùi mào gà nói riêng một cách hiệu quả.

Quan hệ tình dục an toàn yêu cầu duy trì mối quan hệ chung thủy một - một, hoặc ít thì nên dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục với người khác giới.

Khám sức khỏe định kỳ

Đối với người đã từng mắc bệnh sùi mào gà thì việc thăm khám sức khỏe định kì rất quan trọng, cần tiến hành thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng tái phát của sùi mào gà.

Các chuyên gia y khoa cũng khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Riêng đối với người có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao, có quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ với gái mại dâm thì nên đi khám sức khỏe thường xuyên hơn.

Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học

Chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này sẽ giúp ích nhiều cho việc phòng ngừa bệnh tật nói chung, ngăn ngừa sùi mào gà tái phát nói riêng.

Theo đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên ưu tiên thực phẩm tươi sống bao gồm rau xanh và các loại trái cây, tập luyện thể dục thể thao ít 30 phút mỗi ngày, cân bằng tâm trạng, tránh stress, căng thẳng.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về bệnh xã hội phòng khám Thái Hà về bệnh sùi mào gà, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Mọi băn khoăn nào khác cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến phòng khám Thái Hà bằng cách gọi điện thoại đến số 0366.880.866.

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám