Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Bệnh lòi dom là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh lòi dom là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Điểm trung bình: 8.8 / 10 (16 lượt đánh giá)

Bệnh lòi dom (hay còn gọi là bệnh trĩ) là cụm từ không mấy xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người thuộc thế hệ trước. Thế nhưng có nhiều người vẫn không thể biết được bệnh lòi dom là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh lòi dom như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn tham khảo.

phẫu thuật trĩ bao nhiêu tiền được quan tâm nhiều khi người bệnh muốn tham khảo tại các địa chỉ

 

Bệnh lòi dom (lòi rom) là gì

Bệnh lòi dom (lòi rom) là gì?

Bệnh lòi dom (lòi rom) là tên gọi khác của bệnh trĩ. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng sa ra ngoài hậu môn. Nếu như y học hiện đại gọi chứng bệnh này là bệnh trĩ thì dân gian gọi chứng là bệnh lòi dom.

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lòi rom, bao gồm cả trẻ em, người già hoặc phụ nữ mang thai. Nếu như trẻ em hoặc người già có hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị suy yếu, chúng không chịu được áp lực từ ổ bụng dồn xuống nên dễ bị bệnh lòi rom thì phụ nữ mang thai có sự phát triển của thai nhi chèn ép và gây tăng áp lực cho hậu môn trực tràng nên dễ dẫn đến lòi dom.

Nguyên nhân bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom hình thành do sự gia tăng áp lực lên thành hậu môn trực tràng trong thời gian dài. Các búi lòi rom hay cũng chính là các búi trĩ nội bị sa ra ngoài mà không thụt lại vào được bên trong hoặc các búi trĩ ngoại phình to, gây viêm nhiễm, lở loét dẫn đến.

Tóm lại, các nguyên nhân gây bệnh trĩ cũng giống với các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.

Táo bón, kiết lị kéo dài: Người bệnh khó khăn khi đi đại tiện, đại tiện phải rặn nên dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Chế độ ăn uống không phù hợp: Ăn ít chất xơ, nhiều đồ ăn cay nóng, uống ít nước

Thói quen sinh hoạt và làm việc không tốt: Đứng lâu hoặc ngồi nhiều vừa khiến máu huyết kém lưu thông, vừa làm trọng lượng cơ thể dồn áp lực lên khu vực trực tràng, khiến bệnh trĩ phát sinh.

Biểu hiện của bệnh lòi dom

Giai đoạn đầu: Mới đầu, người bệnh thường có các biểu hiện như đại tiện ra máu đỏ tươi, máu chảy thầm lặng, đôi khi chỉ là một ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu hoặc một vệt máu đỏ tươi có lẫn với phân. Hậu môn người bị lòi rom rất ngứa ngáy, khó chịu, thường có một cục thịt thừa lòi ra ở hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng sau khi đi xong thì búi trĩ có thể tự động co lên được.

Giai đoạn nặng: Lòi dom ở mức độ nặng, máu có thể nhỏ từng giọt hoặc chảy thành tia, búi ruột hậu môn lòi hẳn ra bên ngoài gây cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi đi đại tiện, thậm chí là khi đứng hoặc ngồi lâu. Giai đoạn này, người bệnh luôn cảm thấy tức nặng ở hậu môn, lúc nào cũng có cảm giác chướng và đau, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và làm việc.

Điều trị bệnh lòi dom

Lòi rom nếu không được điều trị sẽ đe dọa cho sức khỏe như viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, apxe hậu môn, rò hậu môn và ung thư hậu môn trực tràng…Điều trị bệnh lòi rom có rất nhiều cách:

Bệnh nhân có thể sử dụng một số thảo dược dân gian như rau diếp cá, lá ngải cứu, quả sung … dùng để ăn hoặc đắp vào các búi trĩ hậu môn.

Y học hiện đại điều trị bệnh lòi dom bằng cách sử dụng thuốc tân dược được bác sĩ kê đơn hoặc tiến hành các biện pháp ngoại khoa mổ trĩ, cắt trĩ. (Bạn có thể tham khảo cụ thể các phương pháp điều trị bệnh trĩ của)

Để chữa khỏi bệnh lòi rom, chuyên gia các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng cho biết, bạn nên tăng cường vận động thể dục thể thao đều đặn, không đứng hoặc ngồi lâu, tránh rặn khi đi đại tiện và tốt nên đại tiện vào một khung giờ cố định, ăn nhiều rau xanh và hoa quả trái cây, uống nhiều nước, vệ sinh hậu môn bằng nước sạch hàng ngày mỗi lần đi đại tiện.

Cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em

Lòi dom ở trẻ em không cần phải can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ điều trĩ sẽ kê một số đơn thuốc nhuận tràng để giúp quá trình tiêu hóa của trẻ được thuận tiện. Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần phải thay đổi chế độ ăn uống để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ được thuận lợi.

Trẻ cần ăn nhiều chất xơ như trái cây và rau, có thể chuyển sang chế độ ăn sáng bằng ngũ cốc. Tất nhiên, mẹ của trẻ cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, tránh trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách chữa bệnh lòi dom ở bà bầu

Hầu hết các bà bầu bước sang giai đoạn 2 của thai kỳ (từ tháng thứ 4 trở đi) đều bắt đầu có các dấu hiệu bệnh trĩ. Việc điều trị bệnh trĩ cho bà bầu phải rất cẩn thận, tránh các can thiệp ngoại khoa và dùng thuốc tùy tiện. Bà bầu cần cố gắng tự khắc phục các triệu chứng bệnh lòi dom bằng cách chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân và chế độ ăn uống phù hợp như:

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, mặc đồ lót khô thoáng, sạch sẽ và thay thường xuyên.

Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

Đi lại vận động từ 15-20 phút hàng ngày.

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám