Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng một số bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ dân gian như rau diếp cá, hoa thiên lý, đu đủ xanh, dầu dừa, lá trầu không, lá bỏng,... hiệu quả với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Ở giai đoạn nặng, cách điều trị bệnh trĩ bằng thuốc không còn hiệu quả, phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ bằng công nghệ PPH và HCPT.
- Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ (tên dân gian là lòi dom hay lòi rom) là hiện tượng dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch (sự phình to tĩnh mạch) ở vùng da hậu môn. Các mô này có chức năng kiểm soát phân thải ra ngoài, nhưng lúc mô này phồng lên do sưng hoặc viêm sẽ trở thành các búi trĩ.
Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Ở giai đoạn nhẹ, có thể chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh trĩ tại nhà mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc nam.
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Rau diếp cá (dấp cá) có chứa nhiều Quercetin là một loại flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch máu rất hiệu quả. Ngoài ra, rau diếp cá có chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh. Rau diếp cá chống viêm nhiễm rất hiệu quả lại có tính lạnh, tiêu viêm nên được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả.
Cách dùng:
- Ăn sống rau diếp cá: sau khi rửa sạch ta ngâm diếp cá vào nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Sau đó để ráo nước và ăn hằng ngày
- Đắp rau diếp cá vào hậu môn: Vào mỗi tối, sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ, bệnh nhân trĩ có thể giã nhỏ lá rau diếp cá và đắp vào hậu môn.
- Xông hơi: Cách khác là cho rau diếp cá vào nồi nấu sôi và đem xông hậu môn, lấy nước lá rau diếp cá rửa hậu môn và bã rau diếp cá dùng để đắp vào hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ bằng hoa thiên lý
Trong hoa thiên lý có nhiều thành phần dinh dưỡng như: chất xơ 4%; các vitamin như A, C1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten); chất đạm 1,8%; tinh bột; calcium; sắt; nguyên tố kẽm;… Vì vậy, hoa thiên lý có tình lành, mát giúp giải nhiệt cơ thể, giảm chảy máu, tiêu viêm, nhuận tràng nên hỗ trợ làm teo búi trĩ rất tốt.
Cách dùng: đắp trực tiếp lên vết thương và pha nước uống
- Lấy 100g lá thiên lý non và 2 thìa muối nhỏ giã nát và đắp trực tiếp vào hậu môn khoảng 30 phút mỗi ngày liên tục trong 1 tháng, sẽ cho tác dụng chống viêm và co búi trĩ.
- Người bệnh có thể kết hợp với uống 3, 4 bát nước lá thiên lý tươi hoặc nấu canh hoa thiên lý ăn hàng ngày.
Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh
Trong đu đủ xanh có chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, caroten và các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, thiamin, riboflavin nên có tính hàn, tiêu độc, kháng viêm nên có công dụng làm teo búi trĩ. Trong quả đu đủ có chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm táo bón.
Cách dùng:
- Bạn lấy quả đu đủ xanh (có nhiều nhựa) cắt đôi. Sau đó buộc úp hai nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân để cuống quay lên trên, làm trước khi đi ngủ và để qua đêm. Nhựa từ quả đu đủ sẽ tác động lên hệ thống tĩnh mạch cơ thể, làm co các búi trĩ.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đu đủ làm món canh ăn hàng ngày cũng tốt. Trong khi canh đu đủ có tác dụng cung cấp lượng lớn chất xơ cho cơ thể, thúc đẩy tiêu hóa và phòng chống táo bón hiệu quả.
Điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
Dầu dừa có hàm lượng chất béo no cao, có lợi cho tiêu hóa, làm trơn ruột và hạn chế táo bón. Axit béo trong dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, co mạch, giảm đau, lên da non nhanh giúp làm lành vết thương và tăng độ bền của tĩnh mạch.
Cách dùng:
- Ăn dầu dừa: bạn có thể dùng dầu dừa để xào nấu thức ăn, trộn salat rất tốt hoặc bạn cũng có thể uống trực tiếp 2 đến 3 thìa dầu dừa mỗi ngày trước khi ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, trơn tru hơn hạn chế nguy cơ táo bón.
- Dùng dầu dừa làm thuốc bôi ngoài (chữa trĩ ngoại): Sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ, bạn có thể sử dụng dầu dừa bôi lên búi trĩ nhằm làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và làm se các búi trĩ hậu môn.
- Làm thuốc đặt hậu môn (chữa trĩ nội): Bạn có thể tự làm thuốc đặt hậu môn bằng cách đổ dầu dừa vào các khay nước đá có kích cỡ chỉ bằng những viên đạn nhỏ, đặt trong tủ lạnh một thời gian để dầu đông cứng lại. Sau đó vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lấy từng viên thuốc đặt vào hậu môn mỗi tối trước khi đi ngủ, nhớ rửa lại hậu môn vào mỗi sáng khi thức dậy.
Lá trầu không
Lá trầu không có các thành phần có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm nên được dùng trong điều trị bệnh trĩ. Trong 100 gam lá trầu không chứa 2.4 gam là tinh dầu giúp làm mềm thành mao mạch nên búi trĩ dễ co vào hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cách dùng:
- Cách 1: Chuẩn bị từ 10 – 15 lá trầu không tươi, rửa sạch, vò nát rồi đun cùng 1,5 lít nước sôi. Khi nước đã nguội bớt dùng nước này để xông hậu môn từ 15 – 20 phút. Khi nước còn hơi ấm dùng để rửa lại hậu môn sau đó thấm khô bằng khăn sạch. Lưu ý, trước khi xông hậu môn người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ để đạt hiệu quả tốt hơn. Với cách làm này người bệnh nên thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.
- Cách 2: Chuẩn bị 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 trái bồ kết và 1 trái cau. Rửa sạch các nguyên liệu này rồi cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối, cau bổ làm các miếng nhỏ. Cho tất cả những nguyên liệu này vào nồi đun sôi cùng khoảng 2 lít nước. Khi nước ngội bớt chỉ còn hơi ấm dùng nước này để ngâm hậu môn từ 15 – 20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần để đạt hiệu quả.
Lá bỏng
Lá bỏng (còn gọi là cây trường sinh hay cây sống đời) có tính mát, vị hơi chua, lành tính. Trong lá bỏng có chứa các chất giúp tiêu viêm, giảm đau, giải độc, kích thích mọc da non ở các vết thương… nên được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ.
Cách dùng: dùng 6 gam lá bỏng + 6 gam rau sam rửa sạch với nước nhai sống hoặc sắc nước để uống.
Củ ấu
Trong củ ấu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như tinh bột, protid, chất béo, đường, các loai vitamin B1, B2, C và các khoáng chất như Ca, sắt, Mn, P. Theo y học phương Đông, củ ấu có tác dụng giải độc, tiêu viêm nên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Cách dùng: Củ ấu được rửa sạch, sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều với dầu mè và dầu dừa theo tỉ lệ thích hợp. Bạn có thể dùng hỗn hợp này làm thuốc bôi lên búi trĩ hàng ngày từ 3-4 lần.
Xông hậu môn chữa bệnh trĩ
Xông hậu môn bằng các loại thảo dược mang lại hiệu quả rất tốt nếu bạn kiên trì áp dụng đều đặn từ 2 - 3 tháng. Các loại thảo dược bạn có thể dùng như: rau diếp cá, nghệ tươi, rau ngải cứu, quả sung…
Cách dùng: Bạn chỉ cần rửa sạch những nguyên liệu này, cho vào một nồi lớn đôi sôi cùng 2 lít nước sau đó dùng để xông hậu môn 10 - 15 phút mỗi ngày.
Chích xơ
Chích xơ thường được chỉ định trong những trường hợp bị trĩ nội giai đoạn 1 hoặc 2. Phương pháp chích xơ khiến lượng máu đến búi trĩ giảm dần, ngăn ngừa tình trạng chảy máu.
Tuy thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng nhưng cần thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn mới mang lại hiệu quả.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng PPH và HCPT
Phương pháp này được chỉ định đối với những trường hợp bệnh ở giai đoạn cuối. Đây là 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại, chính xác cao giúp hạn chế đau đớn, giảm tối đa nguy cơ tái phát.
- Phương pháp HCPT: công nghệ này dùng sóng điện cao tần có nhiệt độ từ 70 đến 80 °C làm máu đông lại gây thắt các mạch máu. Sau đó dùng dao điện cắt bỏ các búi trĩ. Ưu điểm của HCPT dùng sóng điện từ cao tần thay thế cho dao cắt truyền thống nên vết cắt chính xác bảo vệ các tế bào xung quanh nên vết thương nhanh hồi phục hơn.
- Phương pháp PPH: công nghệ này sử dụng một loại máy kẹp dồn các búi trĩ vào trong ống cắt của máy, sau đó siết chặt bằng van điều chỉnh để cắt và khâu các búi trĩ chính xác và nhanh chóng.
Phương pháp PPH và HCPT là công nghệ mổ cắt trĩ hiện đại an toàn nhưng tương đối phức tạp. Vì vậy, bác sĩ thực hiện cần có trình độ tay nghề cao để ca phẫu thuật được thành công. Hiện nay, phòng khám bệnh trĩ Thái Hà đã ứng dụng thành công PPH và HCPT trong điều trị bệnh trĩ đạt tỉ lệ thành công rất cao.
Dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ
Thuốc chữa bệnh trĩ bao gồm các dạng thuốc uống, thuốc đặt hậu môn và thuốc bôi:
- Thuốc uống gồm 2 loại thuốc chính: thuốc kháng sinh giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở các búi trĩ, thuốc giảm đau giúp người bệnh ít cảm thấy đau đớn nên sinh hoạt và làm việc tốt hơn.
- Thuốc bôi được bôi trực tiếp lên búi trĩ nên có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả cao. Trong thuốc bôi có một số thành phần giúp giảm đau, tiêu viêm, giảm ngứa, sát khuẩn, làm bền các thành mạch máu.
- Thuốc đặt có hình viên đạn được nhét sâu vào bên trong hậu môn, các hoạt chất trong thuốc tan ra và ngấm vào trong rất nhanh đem lại hiệu quả mau chóng.
Chú ý: Dù cách sử dùng thuốc chữa bệnh trĩ khá đơn giản nhưng bạn chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối, người bệnh không tự ý mua thuốc và sử dụng tùy tiện bệnh sẽ không khỏi mà thậm chí còn nặng hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Uống nhiều nước hàng ngày sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả: uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh. Với sự tham gia của nước, các chất thải được hòa tan và di chuyển dễ dàng trong ống tiêu hóa. Ngược lại, cơ thể thiếu nước, thiếu chất xơ sẽ làm cho ruột già bị khô và khó khăn trong việc đào thải phân ra ngoài.
Vì vậy, bệnh nhân trĩ nên uống 2 đến 2.5 lít nước tinh khiết, nước lọc, nước hoa quả. Riêng nước ngọt, đồ uống có gas và có cồn thì cần phải hạn chế. Người bệnh cũng nên hạn chế các thức ăn có tính cay nóng, thức ăn khô....
Ngoài ra, bạn nên thực hiện một số thói quen lành mạnh sau:
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu, vận động đi lại thường xuyên.
- Đại tiện vào một giờ cố định hàng ngày bằng cách xoa tay vòng theo khung đại tràng.
- Giữ vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ, dùng nước sạch để vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện.
Tập thể dục hằng ngày
Vận động thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao thể lực và tăng cường sức đề kháng. Một số bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ chữa bệnh trĩ mang lại hiệu quả tốt như yoga, đi bộ,....
Trong giai đoạn đầu của bệnh trĩ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập co thắt hậu môn giúp lưu thông máu, tăng cường trường lực cơ vùng hạ vị giúp teo nhỏ búi trĩ. Những bài tập này cũng có thể áp dụng để phòng ngừa bệnh trĩ.
Chườm đá lạnh vào hậu môn
Đá lạnh chườm khu vực hậu môn có thể làm tê các dây thần kinh cảm giác tại đây, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Hơn nữa, đá còn có tác dụng làm co lại búi trĩ hậu môn hiệu quả.
Mỗi tối, sau khi đã vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, bệnh nhân có thể cho đá vào một khăn bông sạch rồi chườm đều khu vực hậu môn. Nếu cảm thấy hiệu quả, bệnh nhân có thể tiến hành chườm khu vực hậu môn 3 - 4 lần mỗi ngày cũng được.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Bệnh nhân trĩ nên pha một chậu nước ấm, có cho thêm chút muối và ngâm vào hậu môn khoảng 20 phút mỗi tối. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, tăng cường lưu thông máu đến khu vực hậu môn hiệu quả. Nhờ đó, cách chữa bệnh trĩ tại nhà sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Lời khuyên: Đi khám trĩ sớm khi có những dấu hiệu bất thường ở hậu môn như đại tiện ra máu, ngứa hậu môn kéo dài, xuất hiện dị vật ở hậu môn... Nếu áp dụng cách chữa bệnh trĩ tại nhà cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trên đây là nội dung bài viết: "10 cách chữa bệnh trĩ tại nhà (dân gian) hiệu quả ". Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào trong điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được trò chuyện trực tuyến với các bác sĩ.