Hiện tượng đi tiểu buốt (đái buốt) là gì? Đi đái buốt là hiện tượng khá phổ biến, có thể bắt gặp ở cả nam và nữ giới. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh khác nhau trong cơ thể, các bạn không nên chủ quan, coi thường.
Hãy cùng các chuyên gia nam khoa tìm hiểu về đi tiểu buốt là bệnh gì? hiện tượng đi tiểu buốt, nguyên nhân đi tiểu buốt, cách chữa đi tiểu buốt, cách phòng tránh và tác hại sẽ được liệt kê qua bài viết sau đây.
Hiện tượng đi tiểu buốt (đái buốt) là gì?
Đi tiểu buốt, đái buốt là cảm giác đau buốt và rát như kim châm ở niệu đạo, bàng quang mỗi khi đi tiểu.
Vì đái buốt nên người bệnh không dám đái mạnh mà chỉ phun thành tia, từng giọt, rơi xuống hai chân. Tiểu buốt ở trẻ em có thể khiến trẻ kêu khó, nhăn nhó, thường phải xoa quy đầu trong lòng bàn tay.
Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra tiểu buốt:
Tiểu buốt do nóng trong
Thường gặp ở người thấp nhiệt, người bệnh bị tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng, nặng mùi, ít tăng nặng theo thời gian nhưng hay bị tái phát.
Các triệu chứng khác đi kèm gồm hay khát nước, dễ bị nhiệt miệng, dễ bị nổi mụn, mẩn ngứa và táo bón…
Đối với tiểu buốt do nóng trong lâu ngày, nước tiểu tích tụ lại trong bàng quang rất dễ phát sinh vi khuẩn, gây ra viêm nhiễm.
Tiểu buốt do do vi khuẩn
Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục kèm mùi khai nồng, khó chịu… tăng nặng theo thời gian mà không giảm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể tiểu ra máu và mủ.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt ở nam giới và phụ nữ
Bình thường, khi nước tiểu đầy bàng quang (250-300ml) thì bàng quang xuất hiện phản xạ co bóp, cơ thắt cổ bàng quang được mở để đẩy nước tiểu ra ngoài.
Khi bàng quang bị tổn thương thì cổ bàng quang rất dễ bị kích thích, chỉ cần chứa ít nước tiểu cũng gây ra phản xạ cho cổ bàng quang. Hậu quả là bệnh nhân luôn cảm thấy muốn đi đái và đái buốt.
Tóm lại, tổng hợp các nhóm nguyên nhân gây ra hiện tượng đái buốt có thể xuất phát từ:
Mắc bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm đường sinh dục và đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, bàng quang…
Vệ sinh không bảo đảm
Vệ sinh không sạch sẽ, hoặc vệ sinh sai cách, lạm dụng các dung dịch vệ sinh làm cho bộ phận sinh dục bị dị ứng và tổn thương.
Nóng trong đơn thuần
Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều giàu mỡ khiến cho cơ thể nóng trong.
Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục với gái mại dâm làm mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc kháng sinh… dài hạn đều có thể khiến cho bàng quang bị kích thích, gây nên tiểu buốt.
Đi tiểu buốt (đái buốt) có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Bệnh nhân không nên chủ quan vì hiện tượng tiểu buốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.
Theo các chuyên gia nam khoa cho biết, tiểu buốt (đái buốt) là triệu chứng dễ nhận thấy của viêm đường tiết niệu.
1. Viêm đường tiết niệu
Viêm bàng quang và niệu đạo đối với nữ (tạp khuẩn, lậu cầu hoặc Trichomonas … gây ra), nguyên nhân chủ yếu là do không vệ sinh cá nhân bộ phận sinh dục, là khi giao hợp, thường xảy ra ở phụ nữ mới lấy chồng.
- Triệu chứng: Bệnh nhân đi tiểu buốt, tiểu đục, kèm theo mùi khai nồng, thậm chí là tình trạng lẫn máu trong nước tiểu.
- Nguyên nhân: Lây truyền bệnh qua đường tình dục, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ… làm vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.
- Tác hại: Viêm đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây ra viêm thận, suy thận và nhiễm trùng máu. Ngoài ra, viêm đường sinh dục ở cả nam và nữ do lậu cầu hay Trichomonas sẽ làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung hoặc dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
2. Viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt
- Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị tấn công bởi các vi khuẩn gây viêm. Người bệnh khó đái, đái ra mủ, thăm khám trực tràng sẽ thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.
Viêm tuyến tiền liệt nếu không sớm phát hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản, gây ra xuất tinh sớm, liệt dương, đi tiểu nhiều, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo…
- Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt gia tăng về kích cỡ, chèn ép lên phần bàng quang và gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu không kiểm soát.
Bệnh thường gặp ở nam giới trung và cao tuổi, thường được điều trị bằng thuốc (ngăn chặn tuyến tiền liệt phát triển thêm) hoặc phẫu thuật can thiệp trong trường hợp cần thiết.
3. Sỏi đường tiết niệu
- Các bệnh: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản …
- Triệu chứng: Bệnh nhân đi tiểu buốt (đái buốt) kèm theo hiện tượng tiếu rắt, tiểu lẫn máu, cảm giác đau buốt khi đi tiểu, đau bụng dữ dội khi sỏi di chuyển.
Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, thăm khám thấy những chấm chảy máu ở niêm mạc thành, hoặc những ổ loét có mủ.
4. Viêm thận, viêm bể thận
- Nguyên nhân: Viêm thận và viêm bể thận có thể là do viêm nhiễm ở đường sinh dục dưới biến chứng thành hoặc do viêm nhiễm ngược dòng từ bàng quang hoặc từ máu lên.
5. Các nguyên nhân khác
- Ung thư bàng quang có thể gặp ở cả nam và nữ.
- Nữ giới bị tiểu buốt có thể là do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục… những bộ phận này nằm sát ngay tại bàng quang, nên có thể gây kích thích cho bàng quang.
- Do trực tràng và bàng quang ở vị trí cạnh nhau trong tủy sống nên viêm trực tràng hoặc ung thư trực tràng, hay giun kim (thường gặp ở trẻ em)… cũng có thể gây đái rắt.
Điều trị chứng tiểu buốt bằng các phương pháp khác nhau
Phương pháp dân gian
Cây rau má: Xay lấy nước rau má, cho thêm đường vừa đủ để uống hàng ngày.
Râu ngô: Đun nước râu ngô uống hàng ngày.
Bí xanh: Xay bí xanh, chắt lấy nước và cho muối vào để uống.
Lưu ý: Phương pháp này phù hợp chữa chứng tiểu buốt do thấp nhiệt (nóng trong) gây ra. Trong trường hợp bệnh nhân bị chứng tiểu buốt (đái buốt) ngày càng tăng nặng, nước tiểu đục, mùi khai nồng, đặc biệt là có thể tiểu ra máu và mủ thì có thể bị viêm do vi khuẩn (bệnh lậu, gonorohoeae, … ) thì cần phải đi khám bác sĩ mới hiệu quả.
Uống thuốc hoặc phẫu thuật:
Tiểu buốt do viêm nhiễm đường sinh sản, đường tiết niệu thì cần phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị.
Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa để điều trị chứng tiểu buốt.
Lưu ý: Trong các biện pháp điều trị tiểu buốt, bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc) trước. Nếu như phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ buộc phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.
Bệnh nhân tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc kháng sinh về dùng. Kháng sinh không thể dùng trong mọi trường hợp, đặc biệt không chữa được chứng tiểu buốt do nóng trong. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, mẩn ngứa, sốc phản vệ…
Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt:
Uống nhiều nước hơn so với bình thường, bảo đảm ít khoảng 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch đường tiểu, cảm giác tiểu buốt có thể giảm dần.
Xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; tránh thức khuya, ngủ muộn; ăn uống đúng giờ; không bỏ bữa.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn để gia tăng sức đề kháng, giúp quá trình điều trị nhanh khỏi bệnh.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ… tránh để cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.
Lời khuyên của một vài bác sĩ
Nam giới khi bị tiểu tiện buốt cần cân đối cấp độ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chữa bệnh đúng thời điểm . bên cạnh đó, nam giới cũng cần duy trì một số thói quen như uống nhiều nước thường xuyên để hệ bài tiết suôn sẻ, cần nghỉ ngơi và luyện tập điều độ để giúp thân thể có thể lực tốt, ân ái sử dụng biện pháp bảo vệ , ngừa phòng xa rượu bia và một số chất kích thích tổn hại cho thể trạng .
Bài viết tại website: http://phongkhamthaiha.com