Bệnh trĩ ngoại và trĩ nội được phân thành các cấp độ khác nhau dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hơn một nửa dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ nhưng thuộc cấp độ nhẹ. Trong cuộc sống hiện đại, tỷ lệ số người mắc bệnh trĩ ở nước ta ngày càng tăng cao, trong đó số người mắc bệnh trĩ ngoại thấp hơn trĩ nội. Nếu như trước đây, bệnh trĩ có nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng lão hóa ở người già. Còn ngày nay, bệnh trĩ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen lười vận động, ăn uống thiếu khoa học, vệ sinh không đúng cách.
phẫu thuật trĩ hết bao nhiêu tiền được quan tâm nhiều khi người bệnh muốn tham khảo tại các địa chỉ
- Người Việt xưa có câu: "Thập nhân cửu trĩ" nghĩa là 10 người thì 9 người mắc bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội. Trên thực tế, theo thống kê của bộ Y tế có khoảng 1 nửa dân số Việt Nam phải sống chung với căn bệnh này. Việc tự nhận biết các dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ giúp bạn nhận ra nguy cơ mình gặp phải và đi khám trĩ sớm. Các bạn có thể xem thêm một số hình ảnh về bệnh trĩ điển hình.
Bệnh trĩ bao gồm 2 dạng chủ yếu là: bệnh trĩ ngoại và trĩ nội. Mỗi loại bệnh sẽ có những triệu chứng và cách xác định khác. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về các cấp độ bệnh trĩ ngoại cũng như trĩ nội để người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phân loại các cấp độ của bệnh trĩ ngoại và trĩ nội
Các cấp độ bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ xuất hiện ở phía trên đường lược hậu môn, thường nằm ở rìa hậu môn có dây thần kinh cảm giác nên thường gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Vì búi trĩ ngoại nằm ở phía ngoài hậu môn, nên người bệnh thường tự phát hiện được bệnh và chủ động điều trị sớm.
-
Bệnh trĩ ngoại giai đoạn nhẹ: người bệnh chỉ có cảm giác ngứa, hơi rát ở hậu môn. Búi trĩ ngoại mới hình thành nên có kích thước nhỏ (chỉ bằng một hạt đậu đen), búi trĩ được phủ 1 lớp da dày nên chưa gây chảy máu. Nếu được phát hiện từ giai đoạn này, bệnh trĩ ngoại có thể được điều trị dứt điểm bằng các bài thuốc thảo dược tự nhiên kết hợp với ăn uống, sinh hoạt khoa học...
-
Bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng: Búi trĩ đã to dần, có thể xoắn vào nhau dẫn đến tắc nghẽn, sa nghẹt búi trĩ gây cảm giác đau đớn, đặc biệt là mỗi lúc đi đại tiện và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Ở trường hợp này thường phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ, mới có thể khỏi hẳn.
Các cấp độ bệnh trĩ nội
Khác với bệnh trĩ ngoại, trĩ nội là hiện tượng búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, có bề mặt là niêm mạc hậu môn, trực tràng. Búi trĩ nội phát triển âm thầm và khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu, khi phát triển đến một cấp độ định mới bị sa ra ngoài. Bệnh trĩ nội được phân thành 4 cấp độ phát triển. Người bệnh có thể căn cứ vào triệu chứng ở từng cấp độ bệnh để xác định tình trạng mà mình đang gặp phải.
-
Trĩ nội cấp độ 1: Búi trĩ mới hình thành, chưa gây nhiều đau đớn và khó chịu. Đa số người bệnh nhận biết được khi bị đại tiện ra máu và có cảm giác hơi vướng cộm trong ống hậu môn. Giai đoạn đầu, máu chảy khá ít và kín đáo, người bệnh thường chỉ nhận biết khi thấy máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh.
-
Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ phát triển lớn hơn, dễ bị sa ra ngoài mỗi lần đại tiện nhưng có thể tự co lên được. Các triệu chứng như đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn cũng tăng lên.
-
Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ dễ dàng bị sa ra ngoài mỗi lần đại tiện hoặc hắt xì, nếu dùng tay đẩy búi trĩ có thể thụt vào trong được. Do búi trĩ phát triển lớn, hiện tượng chảy máu hậu môn và đau rát búi trĩ diễn ra rất thường xuyên, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Giai đoạn này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời. Nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Trĩ nội cấp độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, búi trĩ phát triển với kích thước lớn, sa hẳn ra ngoài do hậu môn không còn đủ chỗ chứa. Búi trĩ không thể thụt vào trong do đó gây ra rất nhiều đau đớn, phiền toái cho người bệnh. Phân dễ bị sót lại sau mỗi lần đại tiện, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, ung thư trực tràng.
Bệnh trĩ ngoại hay trĩ nội nguy hiểm hơn?
Bệnh trĩ ngoại hay trĩ nội đều sẽ ít nguy hiểm và dễ điều trị ở giai đoạn nhẹ. Nhưng nếu bệnh trĩ đã phát triển sang những giai đoạn nặng (độ 3 & độ 4) bệnh rất khó được điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn, dễ tái phát và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ ngoại phát triển ở phía ngoài hậu môn nên thường được người bệnh phát hiện sớm và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu. Ngược lại, trĩ nội phát triển âm thầm, người bệnh thường chỉ đến bệnh viện kiểm tra khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, hơn nữa tỉ lệ người mắc trĩ nội cũng cao hơn nhiều so với trĩ ngoại. Vì vậy, theo nhiều bác sĩ bệnh trĩ ngoại sẽ ít nguy hiểm hơn trĩ nội.
Lời khuyên: Chính vì vậy, các bác sĩ tại phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên các bạn nên để ý đến những dấu hiệu bất thường ở hậu môn - trực tràng như: đi ngoài ra máu, ngứa hậu môn, đau rát hậu môn... Hãy đến bệnh viện khám và chữa bệnh trĩ dứt điểm ngay từ những giai đoạn đầu, tránh để bệnh tiến triển dai dẳng lâu ngày vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Hiện nay chúng tôi đang có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại được nhiều người áp dụng thành công như phương pháp HCPT và PPH. Đây là 2 phương pháp mang lại hiệu quả khi điều trị.