Cơ sở y tế
1800 6621
1800 6621

Bị rong kinh là gì: Nguyên nhân tác hại dấu hiệu cách chữa

Bị rong kinh là gì: Nguyên nhân tác hại dấu hiệu cách chữa
Điểm trung bình: 9.1 / 10 (9 lượt đánh giá)

Hiện tượng bị rong kinh là gì? là triệu chứng kinh nguyệt bất thường hay xảy ra ở chị em phụ nữ giới. Theo các chuyên gia phụ khoa, bị rong kinh có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa gây mất nhiều máu và những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh rong kinh là gì: Nguyên nhân tác hại biểu hiện cách chữa rong kinh sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở nữ giới thường kéo dài từ 22 ngày đến 35 ngày. Thời gian hành kinh (ra máu kinh) có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày và lượng máu kinh ra khoảng 20-80ml.

Rong kinh là gì? Khi nào được gọi là rong kinh?

Rong kinh là hiện tượng số ngày ra máu kinh của nữ giới kéo dài hơn 10 ngày. Khi đó lượng máu kinh trong thời gian hành kinh thường vượt quá 80ml.

Triệu chứng khẳng định bạn gái bị rong kinh

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày.
  • Người bệnh bị đau bụng dưới thường xuyên.
  • Cảm giác mệt mỏi, hơi thở ngắn, thở dốc do thiếu máu.

Rong kinh thường là do rối loạn tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân rong kinh cũng có thể là do một số bệnh phụ khoa trong cơ thể nữ giới.

Nguyên nhân rong kinh

Nguyên nhân rong kinh nguyên phát

Bình thường, ở nữ giới có sự cân bằng giữa hai hormone tiết tố nữ là estrogen và progesterone, giúp trứng rụng và khiến nội mạc tử cung dày lên, tạo ra hành kinh. Nếu nội tiết tố nữ bị rối loạn thì màng tử cung dày lên quá độ, tạo nên kinh nguyệt nhiều. Tình trạng này gặp nhiều ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con, giai đoạn mãn kinh:

Bạn gái khi mới xuất hiện kinh nguyệt, các cơ quan trong hệ sinh sản của nữ giới bắt đầu đi vào hoạt động nên chưa thể ổn định, nội tiết tố chưa được điều tiết cân bằng nên dễ bị rối loạn kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều) với các triệu chứng như rong kinh, thống kinh, kinh nguyệt ít, kinh nguyệt màu đen

Phụ nữ sau khi sinh con, đang trong giai đoạn cho con bú cũng dễ bị rong kinh do các rối loạn nội tiết tố trong quá trình mang thai và sinh nở gây ra.

Ngoài ra, chị em trong giai đoạn tiền mãn kinh (từ 42 đến 47 tuổi) thường bị suy giảm nội tiết tố trong cơ thể, các cơ quan trong hệ sinh sản bị hoạt động kém hiệu quả và dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và rong kinh…

Nguyên nhân rong kinh thứ phát

Thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe nữ giới. Một trong những tác dụng phụ đó là hiện tượng rong kinh, đau bụng kinh và tắt kinh…

Các bệnh phụ khoa trực tiếp gây ra bệnh rong kinh cho phụ nữ là lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, u xơ cổ tử cung …

Các vấn đề về sức khỏe: Béo phì, tăng cân, hút thuốc lá, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan, viêm thận, bệnh lupus đỏ…

Rong kinh kéo dài có nguy hiểm không?

Dưới đây là những biến chứng mà chị em bị rong kinh lâu ngày phải đối diện:

Viêm nhiễm phụ khoa

Máu kinh ra nhiều kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm âm hộ…

Thiếu máu

Phụ nữ bị rong kinh kéo dài sẽ mất đi một lượng lớn máu do cơ thể chưa kịp sản xuất nên dễ dẫn đến thiếu máu. Cơ thể mệt mỏi, hay nhức đầu, chóng mặt, không thể hoạt động thể chất được …

Nhiễm trùng cấp tính

Chị em sử dụng tampon để trong âm đạo quá 8 tiếng đồng hồ sẽ bị nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, cơ thể sốt cao, tiêu chảy, tay chân yếu ớt, dễ tróc da, tụt huyết áp và nguy hiểm cho tính mạng.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Rong kinh cơ năng nếu kéo dài sẽ khiến cho vùng dưới đồi bị tổn thương, khó hồi phục; ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và thụ thai. Đặc biệt, rong kinh do các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản của chị em.

Đe dọa tính mạng

Rong kinh tiền mãn kinh nếu không điều trị sẽ thành ung thư nội mạc tử cung.

Bị rong kinh kéo dài phải làm sao?

  • Chị em trên 18 tuổi, đã từng quan hệ tình dục cần phải đi khám phụ khoa định kì mỗi năm để làm xét nghiệm Pap.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay tampon sau mỗi 4h kể cả khi máu kinh ra ít.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc tùy tiện, đặc biệt là thuốc aspirin (loại thuốc hạ sốt, giảm đau) vì chúng sẽ làm tăng chảy máu.
  • Cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất sắt để bù lại lượng máu mất đi.
  • Nghỉ ngơi nhiều trên giường, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên, tránh xa áp lực, stress không đáng có.

Lưu ý: Nếu chị em bị rong kinh kéo dài, lượng kinh ra quá nhiều mà không hết thì nên đến cơ sở y tế khám.

Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp chị em hiểu được hiện tượng rong kinh là gì? Chị em bị rong kinh có thể gọi điện đến chúng tôi để được bác sĩ tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí theo số điện thoại phòng khám theo 0366.880.866. Hoặc nhấp chuột vào nút Bác sĩ tư vấn dưới đây để được trò chuyện trực tuyến với các chuyên gia:

liên hệ với phòng khám Bản đồ đường tới phòng khám
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp ?

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ 2017
Nghiêm cấm sao lưu hình ảnh cũng như nội dung website. Mọi hành vi sao lưu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám